Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?
Cần chủ động ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học |
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải thực hiện các quy định của quốc tế. Bối cảnh này cũng đòi hỏi Việt Nam chủ động sửa đổi các quy định của pháp luật để phù hợp với yêu cầu của quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Làm rõ thêm nội dung về phần thuế này được nộp vào ngân sách Trung ương chứ không phải ngân sách địa phương, ông Hồ Đức Phớc cho biết, dự toán ngân sách 3 năm và hàng năm được Quốc hội thông qua đã quy định rõ tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Do đó, việc nộp vào ngân sách Trung ương sẽ không ảnh hưởng đến điều hành và quản lý của ngân sách địa phương và thuận lợi cho việc hỗ trợ ngân sách địa phương từ ngân sách trung ương.
Nếu trường hợp thay đổi thì phải quy định lại về tỷ lệ điều tiết. Mặt khác, nếu nộp vào địa phương khó xác định bởi các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn các địa phương khác nhau. Do đó, rất dễ xảy ra tranh chấp nguồn thu và phát sinh thủ tục hành chính nếu doanh nghiệp trên nhiều địa bàn.
Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động tới FDI toàn cầu. (Ảnh minh họa: BT) |
Về thuế nhà cung cấp nước ngoài nộp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới thì hiện nay Bộ Tài chính đang thu nộp tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng trên doanh thu là 5% và tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu là 5%; số thuế nộp đươc điều tiết 100% ngân sách Trung ương hưởng 100%.
Liên quan đến việc giao Tổng cục Thuế chỉ định đơn vị nộp thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trước tiên cần phải ưu tiên cho các doanh nghiệp, công ty mẹ chỉ định và khi họ không chỉ định được thì cơ quan quản lý Nhà nước phải chỉ định. Đây là biện pháp cuối cùng để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chia sẻ về nội dung bù trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trong dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin, quy định này nhằm tránh thu thuế 2 lần đối với những quốc gia đã ký hiệp định song phương với Việt Nam. Liên quan đến năm tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, khi thu thuế tại Việt Nam thì sẽ phải thực hiện theo quy định về tài khoá của Việt Nam.
Trước ý kiến đại biểu về mức 750 triệu EUR, ông Hồ Đức Phớc nêu, nội dung này thực hiện theo quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Dự thảo Nghị định cũng quy định phân bổ tỷ giá bình quân 12 tháng liền kề trước năm phát sinh doanh thu, thu nhập được tham chiếu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Quy định này đã rất rõ ràng. "Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết, Bộ Tài chính sẽ làm việc với các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng để đảm bảo thực thi hiệu quả", ông Hồ Đức Phớc cho biết thêm.
Ngày 16/12/2022, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS (IF) đã công bố có 138 nước đồng thuận (không phản đối) đối với nội dung về Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số mà OECD đưa ra ngày 8/10/2021. Việt Nam là thành viên thứ 100 của BEPS và không có ý kiến bảo lưu về nội dung này, nên là một trong những nước đồng thuận. Đến nay, Khung giải pháp Hai trụ cột đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên IF.
Theo nguyên tắc áp dụng của Thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD/G20 công bố thì các nước thành viên IF "Không bắt buộc phải áp dụng các quy định của Thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này thì các nước sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn của Thuế tối thiểu toàn cầu, phù hợp với quy định mẫu và hướng dẫn của IF"; và "Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định Thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên IF khác áp dụng".
Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35