--> -->

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

Chiều 17/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo "Phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học", nhằm nhận diện thách thức và tìm giải pháp khả thi cho vấn đề cấp bách này.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường Thủ đô theo nguyên tắc phát triển bền vững Trải nghiệm để học sinh yêu lịch sử, bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi phương pháp nhận diện kịp thời, có giải pháp và định hướng để kiểm soát, đặc biệt là trước áp lực của tăng trưởng và tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Quang cảnh Hội thảo.

Cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nêu rõ, chủ đề hội thảo là mối quan tâm, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Chủ trương, định hướng của Đảng đã được thể chế hóa bằng hành lang chính sách, pháp luật và cụ thể hóa bằng các hành động quyết liệt, đồng bộ trong suốt thời gian qua. Nhận thức về vai trò vđất nước ngày càng sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, Phó Tổng Biên tập Lê Thanh Kim xác nhận, công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta vẫn đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp, một số nơi, khu vực vẫn ở mức đáng báo động. Nguy cơ này nếu không có giải pháp để kiểm soát, xử lý kịp thời sẽ tác động lớn đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu.

Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là yêu cầu rất cần thiết và mang tính lâu dài. Đây cũng là xu thế chung, buộc chúng ta phải thực hiện để hướng tới phát triển bền vững, cụ thể hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị quyết số 36-NQ/TW và hệ thống các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành với nhiều quan điểm tư tưởng tiến bộ, nội dung đổi mới… Về khung khổ chiến lược, chính sách cơ bản đã đầy đủ, vấn đề là việc tổ chức thực hiện và triển khai trong thực tế.

Đồng tình với ý kiến trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, phát triển đồng bộ, cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của tất cả các bên. Vai trò này rất quan trọng, phải đi trước. Đơn cử, nhìn ở góc độ doanh nghiệp, vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cần làm là phải rất nhanh, quyết liệt, khẩn trương, nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ nhiệm vụ về thể chế.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu.

Trước thực tế đó, để hài hoà giữa mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tất cả những dự án trước khi hoàn thành phải có công cụ kiểm soát, đảm bảo sàng lọc đạt quy chuẩn các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cùng với đó, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, hoàn thiện thêm chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để bảo đảm tính tuân thủ pháp luật về môi trường.

TS. Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển cũng đề nghị các địa phương cần có nghị quyết, kế hoạch cụ thể để thực hiện, ban hành quy trình - vấn đề quan trọng để bảo đảm vấn đề môi trường đặt trong tổng thể chung.

Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

“Muốn phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thì vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân vô cùng quan trọng”. Đó là khẳng định GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông khẳng định, Quốc hội luôn thực hiện tốt vai trò giám sát trong các dự án liên quan đến vấn đề môi trường. Từ đó, là cơ sở định hướng cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan thực hiện, nhiều dự án không bảo đảm yếu tố về bảo vệ môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học đã bị dừng triển khai.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh phát biểu.

Cũng nhấn mạnh đến vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tổ chức sáng nay (17/11), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiêu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, các đoàn đại biểu quốc hội, các vị đại biểu quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp… Đặc biệt quan tâm, tập trung việc giám sát vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. “Công khai kết quả giám sát như thế nào để tạo ra sự chuyển biển thực sự trong xã hội cũng như các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường”.

Ông Thi cho biết, thực tế qua tập hợp kiến nghị của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã có 34 kiến nghị và vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Nghị định 08 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; hay một số kiến nghị về vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường mới ban hành năm 2022.

Ông Thi cũng nêu con số: Cả nước còn 27/293 khu công nghiệp đang hoạt động mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, và đặc biệt ở một số đô thị lớn, tính đến tháng 9/2023. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp thứ sáu mới đây, vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, Đồng Nai… cũng được các đại biểu đề nghị làm rõ.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu.

Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cần đặt vai trò, sự tham gia của toàn xã hội một cách có trách nhiệm hơn. Vì vậy, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh đề nghị cần có cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy vai trò của cộng đồng, vận động người dân tham gia sâu, rộng vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Thúc đẩy thực hiện việc giám sát nhân dân với công tác bảo đảm nhiệm vụ, quy định về bảo vệ môi trường… GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho rằng, khi thực hiện được các mục tiêu này sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tin khác

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Ngày 23/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thanh Xuân lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra tại Hội trường lớn trụ sở Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thanh Xuân.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Sáng 23/7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Phát huy truyền thống anh hùng; đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, gương mẫu đi đầu...", Đại hội tập trung kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng đổi mới cho giai đoạn 2025 - 2030, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, hiện đại, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Ngày 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ đã tổ chức phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội điểm cấp xã của thành phố Hà Nội.
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới của toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Sáng 23/7, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng địa phương trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Xem thêm
Phiên bản di động