--> -->

Ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế

Nhiều loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận.
Chủ thuê bao cần làm gì khi sim bị khóa 2 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin Trình tự, thủ tục gia hạn thuế đất, người dân, doanh nghiệp cần biết Không để “tín dụng đen” còn đất sống

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một cải cách thuế tiến bộ, nhằm hạn chế thực trạng nhiều công ty lớn lập kế hoạch giảm thiểu thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế, hay hoạt động kinh doanh qua nền tảng số xuyên quốc gia mà không hiện diện vật lý.

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, sự phát triển của kinh tế số và toàn cầu hoá đã và đang có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội của các quốc gia. Nhiều loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ra đời, đem lại những tiện ích mới cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp nhằm ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận.

Quy tắc thuế tối thiểu: Ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế
Toàn cảnh Hội thảo

Trong bối cảnh đó, sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) đã được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thông qua.

Triển khai các hành động của BEPS, tháng 7/2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của G20 đã thống nhất về nguyên tắc giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là Thỏa thuận Thuế tối thiểu toàn cầu), bao gồm: Trụ cột 1 là phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số; Trụ cột 2 đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Đến nay, khung giải pháp hai trụ cột đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Theo nguyên tắc áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD/G20 công bố, các nước thành viên không bắt buộc phải áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này thì các nước sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên khác áp dụng.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Tháng 2/2023, Bộ Tài chính đã thành lập Nhóm giúp việc Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Ngày 31/3/2023, Bộ Tài chính đã báo cáo trực tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động và ảnh hưởng đối với Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, hiện nay, Bộ Tài chính – Tổng cục Thuế đang khẩn trương nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp ứng phó cho Việt Nam.

Đến nay, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu; Thuỵ Sĩ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Úc… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024. Trong đó, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản là các nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, và là các nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.

Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu thì các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng hơn 12 nghìn tỷ đồng. Như vậy, các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn nhiều tác dụng, từ đó đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Hội thảo cũng tập trung thảo luận 4 nhóm nội dung: Các nội dung chính của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; Thực trạng triển khai và định hướng áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu của một số quốc gia; Phân tích, đánh giá các tác động khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu đối với kinh tế, đầu tư thế giới và Việt Nam; Các biện pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Trên cơ sở thảo luận các nội dung, Hội thảo gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần quan tâm cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và nhà nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Bảo Thoa

Nên xem

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Tối 28/5, Nghiệp đoàn tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày thành lập. Đáng chú ý, trong suốt thời gian qua, hoạt động chăm lo cho đoàn viên Nghiệp đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đi vào chiều sâu, qua đó thu hút đông đảo người lao động hoạt động trong lĩnh vực lái xe ô tô công nghệ gia nhập.
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2025; đồng thời tổng kết hoạt động công đoàn khối Giáo dục năm học 2024 - 2025. Hội nghị là dịp để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Trong bối cảnh ngành Giáo dục đang có những đổi mới sâu rộng, vai trò của tổ chức Công đoàn tại các cơ sở giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Tại Trường Mầm non Minh Đức, Công đoàn cơ sở không chỉ là cầu nối giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, mà còn là "mái nhà chung yêu thương", nơi chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của 42 đoàn viên, những người góp phần không nhỏ vào thành tích đáng tự hào của nhà trường.
Giá vàng liên tục giảm

Giá vàng liên tục giảm

Sáng nay (29/5), giá vàng giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục điều chỉnh giá trong phiên giao dịch sáng nay.
Hà Nội “chốt” thời gian chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội “chốt” thời gian chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh

Hà Nội yêu cầu hoàn thành công tác chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên toàn địa bàn Thành phố chậm nhất vào năm 2030.
Cô giáo yêu nghề, tận tụy với học sinh

Cô giáo yêu nghề, tận tụy với học sinh

Luôn hết mình trong giảng dạy và chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, giáo viên Trường THCS Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, là một trong những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Người tốt, việc tốt” cấp huyện năm 2025.
Hiệu quả từ truyền thông chính sách

Hiệu quả từ truyền thông chính sách

Trong những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

Tin khác

Ngân hàng tăng cường ngăn chặn lừa đảo qua tài khoản

Ngân hàng tăng cường ngăn chặn lừa đảo qua tài khoản

Trước tình hình các đối tượng ngày càng tinh vi, lợi dụng không gian số để thực hiện các chiêu trò lừa đảo qua tài khoản ngân hàng, nhiều ngân hàng đang tăng tốc triển khai các biện pháp ngăn chặn, phối hợp liên ngành để bảo vệ người dùng. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là chìa khóa để tăng cường bảo mật và củng cố niềm tin trong hệ thống tài chính - ngân hàng hiện đại.
TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trình Hội đồng thẩm định giá đất, cụ thể Thành phố cho 4 trường hợp, dự kiến thu ngân sách khoảng 22.223 tỷ đồng.
Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Chiều 22/5, biển số ngũ quý 88A-888.88 của tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến và nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới chơi biển số đẹp cả nước. Sau 30 phút đấu giá chính thức cùng 10 vòng gia hạn, chiếc biển siêu VIP này đã được một tài khoản trả giá cao nhất lên tới 21,325 tỷ đồng.
Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Hôm nay (21/5), Thời báo Ngân hàng phối hợp Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI”. Sự kiện thu hút hơn 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý, tổ chức tài chính, doanh nghiệp fintech và tổ chức quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” và công bố Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Theo nội dung Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tổng số vốn đề nghị bổ sung vào ngân sách nhà nước cho năm 2025 từ nguồn viện trợ không hoàn lại là 4.327,121 tỷ đồng.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, ngày 10/6 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông nhận cổ tức, ngoài ra ngân hàng này cũng sẽ trả cổ tức 13% bằng cổ phiếu.
Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 300-400 triệu đồng khi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Từ tháng 9/2023 đến giữa tháng 5/2025, hoạt động đấu giá biển số xe đã giúp ngân sách nhà nước thu về hơn 5.200 tỷ đồng. Chính sách khai thác tài sản công này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động