-->

Chất lượng lao động trẻ, vẫn là điểm nghẽn

(LĐTĐ) Chất lượng lao động Việt Nam nói chung, thanh niên nói riêng còn hạn chế đã trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, là rào cản hướng tới việc làm năng suất, việc làm bền vững cho lao động…
Lao động làng nghề: Nhiều thách thức trước cuộc cách mạng 4.0 “Cú hích” nâng cao chất lượng lao động trẻ Nâng cao chất lượng lao động sang thị trường Nhật Bản

Chất lượng lao động còn hạn chế

Theo số liệu đưa ra tại diễn đàn chính sách về việc làm cho thanh niên năm 2023 do Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, lực lượng lao động thanh niên hiện có 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước), song nhìn một cách tổng thể chất lượng lao động vẫn chưa cao.

Chất lượng lao động trẻ, vẫn là điểm nghẽn
Thanh niên tìm việc tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2023 do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức.

Thông tin về tình hình lao động, việc làm của thanh niên, Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, với quy mô lực lượng lao động lớn, lao động thanh niên vừa là nguồn cung dồi dào, đồng thời cũng là sức ép lớn trong giải quyết việc làm bền vững. Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Đến năm 2021, chỉ có 29,3% thanh niên (15-29 tuổi) đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, mặc dù có cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước nhưng không đáng kể (26,1%).

Đây là dấu hiệu đáng lo ngại của thế hệ lao động tương lai, và thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Chất lượng lao động Việt Nam nói chung, thanh niên nói riêng hạn chế đã trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, là rào cản hướng tới việc làm năng suất, việc làm bền vững cho lao động.

Gửi tham luận đến diễn đàn, Văn phòng giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp, giá rẻ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên năm 2022 ước tính là 13,5 triệu người, chiếm 26,2% (theo Tổng cục Thống kê), còn lại 73,8% không được đào tạo. Trong đó, cơ cấu đào tạo cũng không hợp lý, thầy nhiều thợ ít; lực lượng công nhân kĩ thuật bậc cao rất khan hiếm. Bậc trên đại học, cử nhân, kỹ sư nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường lao động.

Cải thiện kỹ năng số, tay nghề cao cho thanh niên

Cũng theo Báo cáo nghiên cứu do VCCI thực hiện năm 2021, xét về mức độ cần thiết giữa các kỹ năng đối với người lao động kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, tiếp đến là nhóm kỹ năng mềm và nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng công nghệ (an ninh mạng, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu…). Các kỹ năng có liên quan đến công nghệ nhưng ở mức độ phức tạp hơn thì được đánh giá là ít cần thiết hơn (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…). Đây đang là điểm yếu của lao động Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng.

Trình độ chuyên môn đang là vấn đề cảnh báo khi bức tranh chung về lao động qua đào tạo còn hạn chế và tăng rất chậm. Trao đổi tại diễn đàn, ông Đinh Ngọc Quý - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, đó là trình độ kỹ năng của thanh niên đang ở đâu.

Năm 2019, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá và xếp hạng thì xét về điểm số kỹ năng số của lực lượng lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vị trí của Việt Nam đang ở mức khá thấp so với các quốc gia trong khu vực, nếu không nói là gần như thấp nhất. Ngay cả đối với nhóm đi làm việc ở nước ngoài, trong số 600.000 lao động thì số có trình độ đại học, cao đẳng rất ít, chủ yếu là cấp trung học phổ thông, trình độ trung học cơ sở (23,1%).

Trước những thực tế này, ông Đinh Ngọc Quý cho rằng, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế hiện nay, cần nghiên cứu để có những đề xuất cụ thể hơn nhằm tận dụng những cơ hội nghề nghiệp, nhất là cải thiện về kỹ năng số, trình độ tay nghề cao của lực lượng lao động là thanh niên.Chính phủ cần quan tâm xử lý các cơ chế về nguồn lực để thanh niên có thể phát huy được vai trò xung kích, đặc biệt đối với các chủ trương lớn, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh “điểm nghẽn” về chất lượng, tại diễn đàn, các chuyên gia cũng nhận định, thời gian qua, mặc dù hệ thống chính sách việc làm tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị, tiềm ẩn các nguy cơ tiêu cực xã hội đối với thanh niên. Do đó, đại biểu cho rằng các cơ quan liên quan cần nghiên cứu, đề xuất có chương trình việc làm riêng cho nhóm đối tượng này.

Phạm Diệp

Nên xem

Thị trường lao động sau Tết có những biến động

Thị trường lao động sau Tết có những biến động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), sau Tết, thị trường lao động cũng sẽ gặp một số biến động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng mới trong quý 1/2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
Đề xuất giải pháp, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới xảy ra

Đề xuất giải pháp, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới xảy ra

(LĐTĐ) Sáng 5/2, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự báo, phân tích khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, nếu có sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu; từ đó đề xuất giải pháp để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời; không bị động, bất ngờ, không để lỡ thời cơ và giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế đang có để tiếp tục phát triển.
TP.HCM chi hơn 1.100 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025

TP.HCM chi hơn 1.100 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), các doanh nghiệp và mạnh thường quân đã chi hơn 1.162 tỷ đồng để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự theo thẩm quyền

Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự theo thẩm quyền

(LĐTĐ) Sáng 5/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 42. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên họp sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 5/2 đến ngày 7/2/2025.
Giá vàng trong nước tăng, giá USD hạ nhiệt

Giá vàng trong nước tăng, giá USD hạ nhiệt

(LĐTĐ) Vào đầu phiên giao dịch sáng nay (5/2), khi giá vàng thế giới liên tiếp phá kỷ lục mới, giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng lên. Giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 91 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng bám sát giá vàng nhẫn, ở ngưỡng 90,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay (5/2): Vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (5/2): Vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (5/2): Sau quyết định áp thuế của Trung Quốc nhằm đáp trả các biện pháp thuế quan mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra mới đây, giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh.

Tin khác

Thị trường lao động sau Tết có những biến động

Thị trường lao động sau Tết có những biến động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), sau Tết, thị trường lao động cũng sẽ gặp một số biến động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng mới trong quý 1/2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
TP.HCM cần hơn 50.000 chỗ làm việc sau Tết

TP.HCM cần hơn 50.000 chỗ làm việc sau Tết

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần khoảng 50.400 - 55.500 chỗ làm việc; trong khi đó số công nhân, người lao động (NLĐ) quay trở lại Thành phố làm việc sau Tết đã đạt hơn 85%.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

(LĐTĐ) Sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới.
Giải bài toán nguồn nhân lực

Giải bài toán nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Xem thêm
Phiên bản di động