Chàng trai khuyết tật vượt lên số phận
Khi 9 tháng tuổi, Điệp bị sốt bại liệt phải nhập viện và nằm điều trị suốt 3 năm. Mặc dù bố mẹ đã cố gắng chạy chữa khắp nơi nhưng anh không thể lành lặn. Theo Lại Văn Điệp: “Năm lên 2 tuổi, mình vẫn không cử động được chân tay. Đến năm 4 tuổi ngồi dậy được nhưng bị teo cơ chân tay. Tay phải không teo vẫn khỏe mạnh bình thường, chân trái bị teo nhưng vẫn cử động được, thế là mình tập lê trong nhà và lê sang hàng xóm chơi”. Lại Văn Điệp lớn lên trên đôi nạng gỗ nhưng anh vẫn đến trường với niềm say mê. Dù nắng hay mưa, không ngày nào chàng trai tật nguyền này không đến lớp. Lên lớp 10, trường cách xa nhà, việc đi lại quá khó khăn nên anh nghỉ học và chọn hướng đi học nghề. Điệp tâm sự: “Vì thích nghệ thuật, nên mình đã chọn nghề gỗ mĩ nghệ. Ban đầu xin học, thầy không đồng ý, vì làm nghề này người khỏe mạnh đã khó, huống hồ người khuyết tật. Mình phải thuyết phục mãi, thầy mới đồng ý cho làm thử và nhận mình làm học trò”.
Nghề mộc mỹ nghệ đã giúp anh Điệp có được niềm tin vào cuộc sống. Với sự quyết tâm chinh phục những mục tiêu sự nghiệp, Lại Văn Điệp hăng say học hỏi, làm việc, trau dồi kinh nghiệm. Với anh, hăng say lao động còn để mọi người không mất niềm tin hay thất vọng vào người khuyết tật. “Mình luôn tự nhủ, người khuyết tật phải cố gắng nhiều hơn những người lành lặn”, Điệp trải lòng. Cứ 7h anh đến nhà thầy học, 11h30 về, 12h30 lại đến, tối về nhà ăn cơm rồi lại học đến 22h. Học xong, anh làm luôn tại xưởng của thầy 3 năm. Sau đó, anh đi nhiều nơi học thêm cách làm những sản phẩm mới, đi sâu vào những tinh túy của nghề mộc mỹ nghệ. Anh đến Nam Định học làm đồ thờ, lên Bắc Ninh học làm tràng kỷ, phiêu dạt qua Hải Phòng, theo bạn làm tại xưởng sản xuất cả đồ thờ lẫn tràng kỷ. Sau khi thấy mình đã học được nhiều điều về nghề gỗ mĩ nghệ, Điệp tự tin về quê quyết định cùng bạn mở xưởng mộc mĩ nghệ riêng với số vốn trong tay chỉ có 5 triệu đồng.
Những ngày đầu tiên làm chủ, anh phải đi đến các xưởng trong vùng để xin nhận việc, cam kết nếu không làm được thì không lấy tiền. Sau khi chứng minh được tay nghề, chất lượng sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, các xưởng đã tin tưởng giao việc. Năm 2004, Điệp tách ra kinh doanh riêng. Công ty anh chuyên sản xuất, cung cấp các mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình, thị trường mở rộng tận thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, anh đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, với mong muốn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm.
B.Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông
Gương sáng 02/02/2025 15:45
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết
Gương sáng 28/01/2025 18:11
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33