Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”
Trong số hàng triệu lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một bộ phận dường như chỉ quen với guồng quay “nhà trọ - công ty”. Cuộc sống của họ gần như chỉ gắn bó với hai không gian chính, đó là không gian tại nhà trọ và không gian tại nơi làm việc.
Câu hỏi đặt ra là họ có nhu cầu vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để giao lưu, học hỏi, cải thiện đời sống không?. Câu trả lời là có, thậm chí đây còn là nhu cầu thiết yếu của người lao động. Nhưng, ngoài 8 tiếng làm việc, vì gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, họ tiếp tục tăng ca. Để rồi, khi về đến nhà trọ, họ dành khoảng thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Và hôm sau, lại tiếp tục với guồng quay “nhà trọ - công ty”.
![]() |
Nhiều công nhân lao động nhận thức được việc vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chính là “liều thuốc” tốt nhất để họ cải thiện đời sống, tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế, thời gian còn hạn chế, mặt khác, một số doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến việc xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại doanh nghiệp nên nhu cầu của người lao động của được đáp ứng. |
Trong nhiều lần đi thực tế tại các khu nhà trọ công nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhiều lao động ngoại tỉnh đang thuê trọ gần các khu công nghiệp. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng tựu chung lại, tất cả đều chấp nhận xa quê hương, xa gia đình, con cái để tìm kiếm một công việc, có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống, tích cóp để lo cho mai sau. Ngoài 8 tiếng làm việc theo Luật định, nhiều lao động chấp nhận làm tăng ca hoặc làm thêm các công việc khác vào ngày nghỉ.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa (quê Tuyên Quang), đang làm việc tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa chia sẻ: “Năm 2015, sau khi học hết Trung học phổ thông, tôi quyết định xuống Hà Nội để tìm việc. Lúc đó, trong suy nghĩ của tôi, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nên chắc chắn không thiếu việc. Hơn nữa, điều kiện sinh sống ở Thủ đô cũng sẽ tốt hơn ở quê, ngoài thời gian làm việc, tôi có cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, cải thiện đời sống”.
Tuy nhiên, thực tế không giống như suy nghĩ của anh Nghĩa. Theo anh Nghĩa, mức thu nhập của anh thời điểm mới xuống Hà Nội làm việc chỉ đủ trang trải cuộc sống, không có dư dả. Dần dần, có tay nghề, thâm niên làm việc nên thu nhập của anh cũng tăng, được khoảng 9 triệu đồng/tháng. Anh Nghĩa lấy vợ cũng là công nhân, tổng thu nhập của hai vợ chồng được khoảng 17 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí thuê trọ, sinh hoạt và nuôi con nhỏ là hết. Để có thêm thu nhập, cuối tuần, anh Nghĩa để vợ ở nhà trông con, còn anh đi vào khu vực Hà Đông để chạy xe ôm.
“Từ khi chưa có gia đình đến khi đã có con, cả hai vợ chồng tôi đều mong muốn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Có thể nói, đây là nhu cầu thiết yếu để cải thiện đời sống, tái tạo sức lao động. Nhưng kinh tế còn khó khăn, thời gian cũng hạn hẹp vì cả hai vợ chồng thường xuyên tăng ca, cuối tuần thì đi làm thêm, nên việc thụ hưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống đành phải để đến khi có điều kiện”, anh Nghĩa chia sẻ.
Cũng giống như trường hợp của gia đình anh Nghĩa, chị Trần Thị Thảo (quê Thanh Hóa), đang làm việc tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai chia sẻ: “Tôi rất thích hát hò và chơi tốt các môn thể thao như cầu lông, đá cầu, bóng chuyền hơi. Nhưng từ khi đi làm, tôi gần như không có thời gian để thỏa mãn đam mê của mình. Bởi đặc thù công việc của công nhân lao động là làm ca kíp, chưa kể tăng ca để có thêm thu nhập. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, về nhà trọ, tôi chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi, nếu có thời gian rảnh, tôi sử dụng điện thoại thông minh để nghe nhạc, đọc tin tức. Cuộc sống của tôi nhiều năm nay gần như chỉ quanh quẩn ở nhà trọ và công ty, lâu rồi cũng thành quen”.
Nhiều công nhân lao động nhận thức được việc vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chính là “liều thuốc” tốt nhất để họ cải thiện đời sống, tái tạo sức lao động, đồng thời mở rộng các mối quan hệ để bản thân phát triển hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế, thời gian còn hạn chế, mặt khác, một số doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến việc xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại doanh nghiệp nên nhu cầu của người lao động của được đáp ứng.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”
Tin khác

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người
Đời sống 26/04/2025 12:47

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?
Đời sống 23/04/2025 06:20

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Đời sống 09/04/2025 21:51

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế
Đời sống 09/04/2025 15:40

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Đời sống 04/04/2025 16:41

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41