Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng
Từ hôm nay (1/7), cần làm gì khi chưa cập nhật sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng? SHB chính thức áp dụng Quyết định 2345/QĐ-NHNN vào giao dịch trực tuyến |
Chiều 6/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, các cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi đối với đại diện Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc phải xác thực sinh trắc học trong giao dịch. Nhiều trường hợp không thể xác thực được và các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi đông người dân đến để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng giải thích, Quyết định 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được ban hành nhằm mục đích làm sạch các tài khoản. Đây là sự phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ Công an, sau khi làm sạch xong, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề sử dụng giấy tờ giả để lập tài khoản.
Ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, sau khi có dữ liệu làm sạch của Bộ Công an, chỉ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học của khách hàng. Cách thức kiểm tra sinh trắc học cũng rất đơn giản. Đó là bước so sánh khuôn mặt của người thực hiện giao dịch và khuôn mặt đã được kiểm tra đối chiếu trong cơ sở dữ liệu đã được thu thập của Bộ Công an. Nếu trùng khớp thì giao dịch thành công.
![]() |
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng trả lời tại buổi họp báo. |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, trong tháng 6, chỉ có 8% số lượng giao dịch trên 10 triệu, bình quân mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu giao dịch. Hiện trên 80% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Số lượng tài khoản khoảng 180 triệu, tức là mỗi người việt Nam có khoảng 3 tài khoản. Tính đến 5/7, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch với CCCD của Bộ Công an được 19 triệu tài khoản. Đây là con số rất lớn.
Trong ngày đầu tháng 7, có xảy ra một vài trục trặc trong giao dịch hệ thống như khách hàng phản ánh, nhưng điều này đến từ việc có rất đông người vào thử ứng dụng. Những ngày sau đó, hệ thống đã hoạt động bình thường.
Để xác thực sinh trắc học, có khoảng 10% số người được ngân hàng hỗ trợ trực tiếp tại quầy. Đây là các đối tượng: không có CCCD gắn chip, chứng minh thư cũ, có những khách hàng không có điện thoại thông minh… Số liệu thống kê cho thấy, giao dịch hôm 5/7 là 26,3 triệu giao dịch, lớn nhất trong 10 ngày qua.
Nói về các biện pháp gỡ vướng trong thực hiện sinh trắc học với các giao dịch, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 văn bản hướng dẫn bổ sung với những tình huống như: không có CCCD gắn chip, không có chứng minh thư...
Lấy dẫn chứng gần đây nhất, ngân hàng Vetcombank đã có báo cáo, từ chiều 4/7, khách hàng có thể kết nối liên thông app to app, từ VNeId vào thẳng app ngân hàng mà không cần phải đối chiếu qua CCCD, ông Phạm Tiến Dũng khẳng định đây là giải pháp rất căn cơ. Ngân hàng Nhà nước mong muốn triển khai rộng rãi phương pháp này đến nhiều ngân hàng trong hệ thống.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một lần nữa nhấn mạnh, khi khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, còn tất cả thao tác khác không có gì bớt cả.
Về khuyến cáo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lưu ý không có giải pháp nào là an toàn tuyệt đối. “Chúng ta đưa ra biện pháp này, tội phạm lại ra cái khác vì thế cơ quan chức năng phải liên tục khuyến cáo những thủ đoạn mới cho người dân, khách hàng”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng có 2 nhiệm vụ lớn là bảo về tiền và quyền lợi hợp pháp của khách hàng; bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục của hệ thống công nghệ thông tin do hoạt động của ngân hàng có trên 95% giao dịch thực hiện trên môi trường số.
“Chúng tôi lo hơn tất cả mọi người, bên cạnh thông tin khách hàng còn có số dư, tài khoản tiết kiệm, số dư tiền gửi. Do vậy chúng tôi đặt vấn đề an ninh, an toàn là vấn đề cốt lõi của hệ thống ngân hàng”, ông Phạm Tiến Dũng cho hay.
Ông Phạm Tiến Dũng cũng thông tin Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng ghi nhận tất cả khó khăn vướng mắc từ đó đưa ra giải pháp để xử lý. Đặc biệt là liên tục nâng cấp ứng dụng mobile banking làm sao để ứng phó với các thủ đoạn mới.
Ngân hàng Nhà nước cam kết tất cả vướng mắc của người dân khi gửi đến sẽ được các ngân hàng xử lý kịp thời. Việc này sẽ có lộ trình, dần dần làm đến đâu kiểm soát đến đó với mục tiêu cao nhất là bảo đảm quyền lợi của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch
Tin khác

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Tài chính 11/07/2025 16:03

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài
Tài chính 10/07/2025 22:37

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Tài chính 10/07/2025 17:46