--> -->

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh Cập nhật giấy phép lái xe lên VNeID nhanh gọn, tránh rủi ro lừa đảo Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Chuyn đổi phương tin để gii “bài toán” ô nhim

Ngày 12/7/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị là giao Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1.

Từ 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Đáng chú ý, Tổ chức Y tế Thế giới từng công bố một con số hết sức đáng quan tâm là tại Việt Nam, ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí, gấp đôi số người tử vong ở Việt Nam trong suốt đại dịch Covid-19. Tính trung bình cứ mỗi 7,5 phút lại có một người Việt Nam tử vong vì một căn bệnh do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị
Các phương tiện sử dụng năng lượng điện góp phần giúp Thủ đô xanh và văn minh hơn.

Bởi vậy, việc thúc đẩy chuyển đổi xe xăng sang xe điện là một chủ trương nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí từ một trong những nguồn phát thải lớn nhất là phương tiện giao thông. Tuy nhiên, đây là một chủ trương có tác động rất sâu rộng đến người dân Thủ đô, trước mắt là những người sống và làm việc trong khu vực vành đai 1. Rất nhiều vấn đề được người dân quan tâm như chính sách hỗ trợ chuyển đổi như nào, hệ thống trạm sạc được xây dựng ra sao, giao thông công cộng được hoàn thiện như thế nào…

Ngày 21/7, Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Để không ai bị bỏ lại phía sau”. Sự kiện có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, giao thông. Tọa đàm đã cung cấp những góc nhìn khách quan về vấn đề thúc đẩy chuyển đổi xe xăng sang xe điện; cùng đề xuất, hiến kế các giải pháp hiệu quả nhất để chủ trương, chính sách này có thể đi vào cuộc sống một cách khả thi, nhân văn nhất.

Quanh vấn đề này, ông Nguyễn Đông Phong - Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm khí thải xe cơ giới đường bộ (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết: Hiện cả nước có gần 70 triệu xe máy, trong đó phần lớn chưa được kiểm soát khí thải. Trong khi đó, ô tô đã thực hiện kiểm soát khí thải từ năm 2006. “Việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện là bước đi cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ phương tiện giao thông đường bộ”, ông Phong nhấn mạnh.

Chính phủ cũng đã có định hướng rõ ràng qua Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về tăng cường kiểm soát khí thải, thúc đẩy phương tiện giao thông xanh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa, cần giải quyết nhiều bài toán như: hỗ trợ chính sách cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp; xây dựng mạng lưới trạm sạc; đảm bảo nguồn điện ổn định; và xử lý rác thải pin một cách an toàn, bền vững.

Theo ông Nguyễn Đông Phong, việc chuyển đổi xe máy chạy xăng sang sử dụng xe điện sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải, góp phần cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi hiện thực hóa việc chuyển đổi xe máy chạy xăng sang xe điện, chúng ta cần giải quyết rất nhiều bài toán, vì việc này tác động rất lớn đến xã hội và đời sống người dân, nhất là nhóm người yếu thế trong xã hội. Để giải quyết việc này, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có công cụ chính sách hỗ trợ người dân.

Chung quan điểm trên, PGS.TS. Hoàng Anh Lê - Trưởng Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và các nhà khoa học của Anh quốc cho thấy ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông tại Hà Nội có sự phân hóa rõ rệt theo thời gian và loại hình phương tiện. Vào ban ngày, xe máy là nguồn phát thải chủ yếu; ban đêm, xe tải hạng nặng lại chiếm ưu thế. Lượng phát thải này cũng biến động theo mùa trong năm.

Cn vào cuc quyết lit và đồng b

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng - Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện là hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị.

Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng, việc chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện không phải là vấn đề mới, nhiều quốc gia đã thực hiện từ hàng chục năm trước. Tuy nhiên, cách tiếp cận, đối tượng ưu tiên và lộ trình chuyển đổi sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng nước.

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị
Quang cảnh chương trình tọa đàm “Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Để không ai bị bỏ lại phía sau” do Báo Tiền Phong tổ chức.

Hàn Quốc là ví dụ điển hình khi đặt mục tiêu đến năm 2030 phần lớn ô tô mới sẽ là xe điện. Nước này xây dựng chính sách rõ ràng trong nghiên cứu, sản xuất pin, phát triển trạm sạc nhanh và thúc đẩy hợp tác công - tư để các tập đoàn lớn như Hyundai, Kia phát triển mạnh mẽ thị trường xe điện. Đặc biệt, hệ thống trạm sạc được tích hợp trực tiếp vào quy hoạch đô thị thông minh, tạo thuận lợi tối đa cho người dùng.

Nhật Bản là quốc gia phát triển xe điện từ rất sớm, đồng thời đi đầu trong phát triển xe hybrid (kết hợp điện và xăng). Chính phủ Nhật khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xanh bằng các chính sách miễn, giảm thuế khi mua xe điện hoặc xe hybrid.

Nêu quan điểm về vấn đề liên quan, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện Hà Nội gặp nhiều khó khăn song bên cạnh đó cũng có rất nhiều cơ hội. Nhưng cơ hội đấy sẽ mãi là cơ hội nếu chúng ta không có kế hoạch đúng để có chính sách cụ thể. Người dân rất cần những tuyên bố chi tiết về chính sách chuyển đổi của Hà Nội. Làm sao để người dân hiểu được việc chuyển đổi không quá nhiều khó khăn mà còn đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích thông minh vào cuộc sống. Từ đó, thể hiện sự quyết tâm, cam kết của chính quyền Thủ đô để người dân hiểu được tất cả người dân không ai bị bỏ lại phía sau. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp mà là của cả người dân, vì một Hà Nội sáng - xanh - sạch - đẹp.

Chia sẻ thông tin liên quan đến câu chuyện từ 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3, ông Phan Trường Thành - Trưởng phòng Tài chính đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Theo điều tra sơ bộ, trong Vành đai 1 có lượng dân cư ổn định khoảng 600.000 dân, với tổng số xe máy tại chỗ khoảng 450.000 phương tiện. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ số lượng cố định bên trong vành đai 1, chưa kể nhiều đối tượng đi từ bên ngoài vào Vành đai 1.

Ông Phan Trường Thành cho rằng, để thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng, Hà Nội sẽ triển khai theo lộ trình, kế hoạch cụ thể: Đầu tiên là khảo sát đánh giá, người dân, đối tượng chịu ảnh hưởng. Chúng ta phải có số liệu đầu vào mới làm được. Hiện đã có chính quyền địa phương 2 cấp, là nơi sâu sát nhất, gần dân nhất, tất cả số liệu điều tra là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Số liệu này cấp bách, cần thiết.

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị
Xe máy cũ có lượng phát thải lớn và hiện vẫn được một bộ phận dân cư sử dụng, trong đó chủ yếu là những người có thu nhập thấp. Bởi vậy, việc chuyển đổi phương tiện cần quan tâm đến nhóm đối tượng này.

Thứ hai, sau khi có số liệu đầu vào, chúng ta cần hoàn thiện thể chế chính sách. Chúng ta cũng đã có Luật Thủ đô, gắn nội dung này với đề án vùng phát thải thấp đã được Hà Nội đưa ra trước đó. Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hạ tầng ở đây có 2 nhóm là giao thông vận tải nói chung và giao thông công cộng. Đây là yếu tố cốt lõi, Hà Nội không khuyến cáo người dân tiếp tục đi xe máy.

Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn khí thải cho xe máy và xác định có kiểm định khí thải xe máy hay không. Trong Chỉ thị 20, Thủ tướng cũng có yêu cầu quan trọng là Bộ Xây dựng sớm ban hành tiêu chuẩn về khí thải cho xe cơ giới. Cuối cùng là công tác tuyên truyền, cùng với các cơ quan báo chí, truyền thông, sự tâm huyết của các nhà khoa học sẽ giúp lộ trình chuyển đổi được thành công.

Rõ ràng, chuyển đổi từ xe máy chạy xăng sang xe điện không chỉ đơn thuần là thay đổi một phương tiện di chuyển, mà là bước ngoặt về nhận thức, thói quen và cách con người tương tác với môi trường. Đó là hành trình hướng tới một tương lai bền vững, nơi không khí sạch không còn là điều xa xỉ ở các đô thị lớn, nơi trẻ em có thể lớn lên trong một không gian sống lành mạnh, không còn bị bủa vây bởi khói bụi, tiếng ồn và hệ lụy của biến đổi khí hậu.

Nhưng hành trình ấy sẽ không thể đi đến đích nếu thiếu đi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng, nguồn lực và đặc biệt là chính sách hỗ trợ người dân, nhất là những nhóm yếu thế trong xã hội. Không ai nên bị bỏ lại phía sau chỉ vì không đủ điều kiện để chuyển đổi phương tiện. Bởi lẽ, một tương lai xanh sẽ chỉ thực sự bền vững khi nó công bằng và bao trùm, tạo điều kiện để tất cả mọi người cùng tham gia, cùng hưởng lợi từ sự thay đổi tích cực. Chính vì vậy, việc chuyển đổi cần được tiếp cận như một chiến lược quốc gia - dài hơi, bài bản, có lộ trình rõ ràng và sự đồng hành của các bên liên quan, từ trung ương tới địa phương, từ cơ quan quản lý tới doanh nghiệp, từ nhà khoa học tới người dân. Nếu làm tốt, đây không chỉ là lời giải cho bài toán ô nhiễm không khí, mà còn là cú hích để Việt Nam vững vàng hơn trên con đường phát triển kinh tế xanh, hiện đại và có trách nhiệm với thế hệ mai sau.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cập nhật về tình hình bão số 3 với nhiều cảnh báo mưa lớn và gió giật mạnh tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động