-->
Chung cư Happy Star (Long Biên):

Vì sao cư dân bị cắt điện gần nửa tháng?

Thời gian gần đây, những cư dân ở chung cư tại dự án Happy Star  (tại phường Giang Biên, quận Long Biên) liên tục có đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh việc họ chưa được chủ đầu tư bàn giao căn hộ mặc dù đã về ở từ 2 năm nay. Bên cạnh đó, nhiều tranh chấp về dịch vụ giữa cư dân và chủ đầu tư vẫn chưa được giải quyết…  
vi sao cu dan bi cat dien gan nua thang Điểm mặt 9 doanh nghiệp còn "chầy ỳ" quỹ bảo trì chung cư
vi sao cu dan bi cat dien gan nua thang Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý nhà chung cư
vi sao cu dan bi cat dien gan nua thang Vướng mắc vì “lỗ hổng” pháp lý
vi sao cu dan bi cat dien gan nua thang
Chung cư Happy Star

Theo phản ánh của người dân, chủ đầu tư (Công ty TNHH Vintep Hà Nội) đã đưa cư dân vào ở trong chung cư Happy star từ đầu năm 2017, nhưng tới nay sau 2 năm chưa bàn giao nhà, không có hồ sơ bàn giao và không có sổ đỏ…

Vì điều này mà cư dân chưa thống nhất được mức thu phí dịch vụ tại toà nhà, hầu hết các hộ gia đình không đóng phí dịch vụ và yêu cầu làm việc với chủ đầu tư. Bên cạnh đó, chủ đầu tư không thu tiền điện và tiền nước riêng, yêu cầu phải đóng chung với tiền phí dịch vụ.

Việc cư dân lo lắng nhất là không có hồ sơ hoàn công cư dân cũng không biết hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được nghiệm thu chưa, có đảm bảo để sinh sống.

Do chưa được bàn giao chính thức nên các gia đình không thể đăng ký được hộ khẩu, con cái phải đăng ký học trái tuyến. Toà nhà hơn 100 hộ hầu như đều không đóng phí dịch vụ và chủ đầu tư đang cắt điện, nước dần của từng hộ để tạo sức ép với cư dân.

Người dân nhiều lần làm đơn ra chính quyền địa phương nhưng chưa được giải quyết, yêu cầu làm việc, đối thoại với chủ đầu tư nhưng Công ty TNHH Vintep Hà Nội không làm việc. Tới nay hơn 70% các hộ dân đã về ở nhưng chung cư vẫn chưa thành lập ban quản trị…

Điều mà cư dân bức xúc là mới đây, chủ đầu tư đã cho cắt điện, nước với một số hộ. Căn hộ Trương Hải Yến đến nay đã bị cắt điện, nước 15 ngày. Việc không có điện nước nên gia đình chị Yến phải ăn mỳ tôm, bánh mỳ để qua ngày, không có điện để các cháu học hành, vui chơi. Chị Yến phải đi lấy dây, xin cắm điện nhờ nhà hàng xóm…

vi sao cu dan bi cat dien gan nua thang
Cuộc sống gia đình chị Yến bị đảo lộn vì không có điện

“Việc chủ đầu tư cắt điện và nước là để ép cư dân đóng phí dịch vụ vì còn nhiều hộ chưa đóng. Chủ đầu tư cắt điện nước, từng hộ riêng lẻ, chọn những hộ dân không có đàn ông ở nhà, các gia đình chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em chứ không phải cắt tất cả các hộ dân của tòa nhà”, chị Yến cho biết…

Để tìm hiểu những nội dung người dân phản ánh, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có buổi làm việc ông Nguyễn Thanh Nam - Giám đốc Cty TNHH Vintep Hà Nội.

Ông Nam cho biết: Tòa nhà đã được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy từ 30/8/2017 và được Cục giám định nhà nước về công trình xây dựng – Bộ Xây dựng, nghiệm thu cho phép hoàn công đưa vào sử dụng ngày 14/6/2018.

Biên bản bàn giao căn hộ giữa chủ đầu tư và cư dân đều có. Tuy nhiên, do cư dân chưa đóng nốt 5% giá trị còn lại của căn hộ nên chúng tôi chưa bàn giao biên bản cho người dân.

Về vấn đề điện, nước, chủ đầu tư đang làm thủ tục với cơ quan điện lực quận Long Biên. Hiện tại, điện lực Long Biên đang tiến hành làm hợp đồng cho từng hộ dân và sẽ có hợp đồng trực tiếp với dân trong thời gian sớm nhất.“Chúng tôi cũng đang tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ dân. Sắp tới sẽ có khoảng 20 bộ hồ sơ đủ điều kiện chuyển cơ quan chức năng để cấp sổ đỏ trong đợt đầu tiên.

Về việc thành lập ban quản trị, chúng tôi đã tiến hành bầu các đại diện cư dân cho từng tầng và sắp tới tiến hành đại hội trù bị để tiến tới hội nghị chung cư lần thứ nhất bầu ban quản trị và sẽ bàn giao lại việc quản lý chung cư cho ban quản trị tòa nhà”, ông Nam nói.

Liên quan đến việc gia đình chị Trương Hải Yến bị cắt điện, nước, ông Nam cho biết: “Gia đình chị Yến bị cắt điện là do nợ tiền điện, nước, phí dịch vụ hơn 1 năm nay. Việc này chúng tôi đã báo với chính quyền và công an chứ không phải chủ đầu tư tự làm”…

Những tranh chấp, khúc mắc xung quanh phí dịch vụ, việc bàn giao nhà, cấp sổ đỏ, bầu ban quản trị… tại chung cư Happy Star vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân vẫn gửi đơn đi khắp nơi. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, tránh khiếu kiện.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động