Cần chính sách đồng bộ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Đánh giá vai trò quan trọng của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tại tọa đàm “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Cần chính sách đồng bộ và khả thi” do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng ngày 5/6, ông Đặng Hải Dũng - Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010 với mục tiêu là đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia; ngoài ra, Luật cũng đã thể chế hóa rất nhiều các chính sách, từ các chính sách khuyến khích việc chúng ta chuyển đổi các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng sang phương tiện, thiết bị hiệu suất cao và loại bỏ đi tất các công nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn điện năng...
![]() |
Toàn cảnh tọa đàm “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Cần chính sách đồng bộ và khả thi” |
“Một trong chương trình rất thành công mà Bộ Công Thương cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiến hành là chương trình loại bỏ bóng đèn sợi đốt. Đây là một chương trình mà chúng tôi cho là thành công nhất. Việc loại bỏ này đồng thời cũng đã mở ra thị trường cho các trang thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, từ đèn CFL đến các loại đèn LED và các loại công nghệ tiết kiệm năng lượng”, ông Dũng nhấn mạnh.
Có thể thấy, sau hơn 10 năm được ban hành, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã xây dựng được hành lang pháp lý, tháo gỡ rào cản, cụ thể hóa các quy định thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội; tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế như hiện nay, cụ thể là trong 10 năm tới, theo ông Đặng Hải Dũng sẽ có nhiều thách thức trong việc sử dụng năng lượng. Trong đó, những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu ở rất nhiều khía cạnh.
Cụ thể, các thị trường nước ngoài hiện nay đều đưa ra những hàng rào kỹ thuật dưới dạng những tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn ESG đặt lên cho hàng hóa xuất khẩu của chúng ta. Khi ra thị trường quốc tế, những hàng hóa này phải đảm bảo là những hàng hóa tiêu thụ rất ít năng lượng, phải phát thải ít ra môi trường… Riêng đối với thị trường châu Âu, từ năm 2026 họ bắt đầu áp dụng thuế carbon, tức là họ sẽ kiểm đếm lượng phát thải như carbon trên sản phẩm chúng ta xuất cho họ, và đây là lần đầu tiên họ chính thức chuyển từ hàng rào kỹ thuật sang hàng rào thuế quan.
![]() |
Ông Đặng Hải Dũng - Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) |
“Với những thách thức này, trước kia thì chúng ta tiết kiệm năng lượng để đảm bảo cho chúng ta có đủ điện và năng lượng, nhưng sắp tới đây thì có thể thấy là theo thị trường chung, nếu chúng ta xuất khẩu mà không đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường xã hội thì họ sẽ đánh thuế chúng ta, và như vậy nếu không thực hiện được các cam kết giảm phát thải trên từng sản phẩm thì tính cạnh tranh của doanh nghiệp của chúng ta sẽ giảm, dẫn đến phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn khi xuất hàng vào các thị trường quốc tế”, ông Dũng nói.
Một thách thức nữa được Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công đề cập đó là vấn đề liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng, theo ông Dũng, đây là điều mà chúng ta có thể thấy qua thời kì Covid-19. Những biến động chính trị ảnh hưởng trực tiếp lên chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuỗi cung ứng năng lượng, những thay đổi giá dầu, giá khí… cũng sẽ làm cho chúng ta mất chủ động trong việc hoạch định về thị trường hay chính sách sản phẩm của từng quốc gia.
Để khắc phục những thách thức trên, theo ông Dũng, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp về quản lý thì Nghị quyết 55-NQ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị đã đặt ra những vấn đề liên quan đến phát triển năng lượng cũng đưa ra những công cụ mới để hỗ trợ cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, chẳng hạn như những công cụ về tài chính, như các quỹ hỗ trợ - đây là một trong những nội dung mới. Trên nền quỹ này thì chúng ta sẽ có công cụ như ESCO, tạo môi trường cho các công ty dịch vụ năng lượng có thể triển khai các nội dung liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi dây chuyền sản xuất hoặc thực thi những quy định về ESG…
“Về quá trình xây dựng, chúng tôi luôn luôn bám sát các chỉ đạo của Đảng, cập nhật những nội dung, chỉ đạo sát nhất của Đảng và của Quốc hội. Chẳng hạn, chúng ta có Nghị quyết 198 mới ban hành, hay Nghị quyết 68 liên quan đến kinh tế tư nhân. Chúng tôi đã thể chế hóa các nội dung này vào luật và quá trình xây dựng thì chúng tôi cũng tuân thủ các quy định hiện hành về tham vấn, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, các hiệp hội…”, ông Dũng cho hay.
![]() |
Ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. |
Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự thảo Luật, ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, lần sửa đổi Luật lần này chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều chính, nên Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo tập trung vào bốn chính sách mới, bao gồm: Chính sách về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; chính sách về quản lý phát triển đối với các công ty dịch vụ kiểm toán năng lượng hay là về phát triển nguồn nhân lực; chính sách liên quan đến ưu đãi về tài chính, đó là lập ra một quỹ gọi là quỹ thúc đẩy phát triển sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và chính sách về chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất, đó là về dán dán nhãn năng lượng.
Ông Tuấn cũng cho rằng, về cơ bản, lần sửa đổi này đã kế thừa những gì của luật hiện hành và tập trung vào vấn đề xây dựng các công cụ về tài chính, kỹ thuật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, làm sao mà tiếp cận, thiết kế ra những giải pháp đáp ứng được với những nhu cầu trong tình hình mới hiện nay.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, ông Tuấn cũng cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương phải rà soát để đảm bảo tính đồng bộ với cả hệ thống pháp luật…
“Chúng tôi yêu cầu cơ quan soạn thảo rà soát xem có những gì không đồng bộ, thì cũng phải ngồi lại với các cơ quan soạn thảo của các luật để thống nhất, thì khi mà luật ban hành ra có thể chạy ngay được, nếu ban hành ra mà lại vướng luật này, vướng luật kia mà chúng ta cùng trình trong một kỳ họp lần này, thì là nó không đảm bảo tính khả thi”, ông Nguyễn Phương Tuấn cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hà Nội: Sắp có thêm khu đô thị 143ha tại phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa
Môi trường 21/07/2025 20:16