Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”
Từ phong trào đến thói quen
Thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua đã triển khai nhiều chiến dịch tổng vệ sinh môi trường vào dịp cuối tuần, trước và sau Tết Nguyên đán, hay nhân các ngày lễ lớn. Các địa phương đều ban hành kế hoạch, huy động lực lượng công nhân môi trường, tổ dân phố, đoàn thể, học sinh, sinh viên tham gia.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của các đợt tổng vệ sinh này phụ thuộc rất lớn vào mức độ hưởng ứng của người dân. Bởi lẽ, khi người dân xem việc dọn dẹp vệ sinh là trách nhiệm, là hành động thiết thực vì cộng đồng thay vì nghĩa vụ mang tính phong trào, thì kết quả đạt được sẽ bền vững hơn nhiều.
![]() |
Nhân dân phường Tùng Thiện tham gia tổng vệ sinh môi trường khu vực mình sinh sống. |
Tại Tổ dân phố số 14, phường Thanh Nhàn trước đây, nay là phường Hai Bà Trưng, đều đặn vào mỗi sáng Chủ nhật hằng tuần, người dân đều tự giác vệ sinh khu vực nơi mình sinh sống. Hoạt động này cứ thế âm thầm diễn ra mà không cần thông báo quá nhiều, bởi đó đã trở thành thói quen. “Mình dọn là cho mình, cho con cháu mình. Nhà có sạch mà đường ngõ bẩn thì cũng không thể yên tâm sống được”, bác Nguyễn Thức - một người dân ở đây chia sẻ.
Nhiều chuyên gia đô thị từng nhấn mạnh, nếu mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn môi trường, lượng rác thải sẽ giảm đáng kể. Việc phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tiết kiệm chi phí xử lý và tăng hiệu quả tái chế. Ngược lại, nếu ý thức không thay đổi, thì dù có hàng nghìn công nhân vệ sinh, hàng trăm thiết bị hiện đại, đô thị vẫn bẩn.
Một đô thị văn minh không thể dựa hoàn toàn vào công nhân môi trường hay các thiết bị hút bụi, rửa đường công nghệ cao. Những chiếc xe quét rác không thể ngăn ai đó ném túi ni-lông từ tầng cao xuống, càng không thể dọn dẹp kịp nếu ý thức xả rác vẫn còn tùy tiện. |
Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, ý thức cộng đồng chính là “bộ lọc mềm” nhưng hiệu quả lâu dài nhất trong bảo vệ môi trường đô thị. Không thể xây dựng đô thị thông minh nếu tư duy về vệ sinh, rác thải của người dân vẫn còn thụ động và lệ thuộc. “Mỗi hành động nhỏ như nhặt một mẩu rác, tắt vòi nước, không vứt khẩu trang bừa bãi được nhân lên trong cộng đồng, thì đó đã là bước đầu của một cuộc cách mạng”, TS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.
Những thành công ban đầu của chiến dịch “Ngày cuối tuần xanh” nhằm nâng cao ý thức và sự chủ động của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần cho thấy: Sự thành công của bất kỳ chính sách nào về bảo vệ môi trường đều phải bắt đầu từ yếu tố con người.
Từ “làm sạch” đến giữ sạch
Song song với các chiến dịch cộng đồng, thời gian qua, nhiều trường học tại Hà Nội đã đưa nội dung tổng vệ sinh vào sinh hoạt ngoại khóa. Các em nhỏ được phân công làm sạch lớp học, trồng cây xanh, tái chế chai nhựa thành vật dụng hữu ích. Không chỉ học sinh, mà cả phụ huynh cũng được khuyến khích cùng tham gia các buổi tổng vệ sinh cuối tuần. Để rồi khi những thế hệ tương lai hiểu rằng: “Mỗi hành động xanh là một lá phổi sạch cho thành phố”, thì ý thức sẽ được nuôi dưỡng một cách bền vững.
Bên cạnh đó, các mô hình “phường không rác thải”, “đoạn đường tự quản”, “khu dân cư xanh - sạch - đẹp” đang dần chuyển từ hình thức sang thực chất. Tại phường Xuân Đỉnh, nhiều khu tập thể cũ nay đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt nhờ sự tham gia tự nguyện của người dân, từ việc lắp đặt thùng rác tái chế, đến tự phân công dọn dẹp và kiểm tra hằng ngày.
![]() |
Hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa. |
Cũng phải thừa nhận rằng, một sai lầm phổ biến khi coi tổng vệ sinh chỉ là hoạt động nhất thời, chỉ để “làm sạch” chứ không phải “giữ sạch”. Nếu suy nghĩ như vậy, mọi nỗ lực chỉ dừng lại ở một thời điểm rồi lại đâu vào đấy. Do đó, phong trào tổng vệ sinh cần được tổ chức định kỳ, đi kèm tuyên truyền sâu rộng, khen thưởng kịp thời và nhắc nhở nhẹ nhàng.
Cuộc chiến chống ô nhiễm không chỉ diễn ra trên mặt trận công nghệ hay chính sách, mà phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ trong nếp sống hằng ngày. Cuộc cách mạng môi trường mà chúng ta mong muốn với những phố phường sạch đẹp, không rác thải sẽ không thể thành công nếu thiếu sự chuyển biến về tư duy, về trách nhiệm công dân, đó là biểu hiện cụ thể của tình yêu đối với nơi mình sống, là cam kết sống đẹp, sống có trách nhiệm.
Thực tế trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thí điểm nhiều mô hình “phạt nguội” qua camera đối với hành vi xả rác nơi công cộng, hay lập đường dây nóng phản ánh vi phạm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, thay vì xử phạt, điều quan trọng hơn cả là cần xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường, mà mỗi người dân là một hạt nhân tích cực.
Để xây dựng một Hà Nội xanh - sạch - đẹp đúng nghĩa, không cần những cuộc vận động rầm rộ, mà cần những chuyển biến âm thầm nhưng bền bỉ từ từng người dân. Từng túi rác được phân loại đúng cách, từng lần mang rác đi đổi lấy một chậu cây… những hành động đó chính là những mầm xanh đầu tiên cho một đô thị phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác
Môi trường 25/07/2025 06:58

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác
Môi trường 24/07/2025 07:14

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42