-->

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Nhằm đẩy nhanh dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và đảm bảo trật tự đô thị, UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện biện pháp mạnh với các trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng.
Hiệu quả từ sự đồng thuận Cam kết trong quý 2/2025 sẽ hoàn thành GPMB đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

Thông tin từ UBND quận Ba Đình, triển khai theo Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1/4/2025, các UBND phường Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ sẽ phối hợp với chủ đầu tư dự án tiến hành ngừng cung cấp điện, nước đối với các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng nhưng chưa bàn giao theo quy định.

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có điểm đầu tuyến đường tại nút giao Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.

Được biết, UBND phường Ngọc Khánh đã gửi thông báo về việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đến các hộ dân; trong đó tập trung ngừng dịch vụ điện nước của các hộ đã nhận tiền bồi thường và được hỗ trợ nhà ở tái định cư nhưng chưa bàn giao mặt bằng; một số hộ đồng thuận sẽ được gia hạn thêm thời gian để bàn giao mặt bằng.

Để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, sau khi rà soát 37 hộ dân, Tổ công tác của UBND phường Ngọc Khánh sẽ phối hợp với Công ty Điện lực Ba Đình, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch quận Ba Đình, Đống Đa ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với 24 hộ dân có địa chỉ nhà, đất trong diện giải phóng mặt bằng.

Tại phường Thành Công, 31 hộ dân cũng đã được đề nghị ngưng cung cấp dịch vụ điện, nước phục vụ công tác thu hồi mặt bằng thực hiện dự án.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chiều dài 2,3km với tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 7.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, chi phí giải phóng mặt bằng là gần 6.000 tỷ đồng.

Theo khoản 2, khoản 3 điều 3 Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND: Biện pháp ngừng cung cấp điện, nước không chỉ áp dụng đối với các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng mà còn được thực hiện đối với nhiều công trình vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cụ thể, có 8 trường hợp sẽ bị xử lý gồm:

1. Công trình xây dựng sai quy hoạch hoặc không có giấy phép xây dựng: Áp dụng cho các trường hợp yêu cầu phải có giấy phép nhưng không có, hoặc xây dựng sai nội dung giấy phép; công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

2. Công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt: Áp dụng cho trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhưng thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt.

3. Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm: Theo quy định của pháp luật về đất đai, đã bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng không chấp hành.

4. Công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC): Được thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đã bị yêu cầu dừng thi công bằng văn bản nhưng không chấp hành.

5. Công trình thi công không đúng thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt: Đã bị yêu cầu dừng thi công bằng văn bản nhưng không chấp hành.

6. Công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về PCCC: Đã đưa vào hoạt động, bị đình chỉ hoạt động nhưng không chấp hành.

7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC: Đã bị đình chỉ hoạt động nhưng không chấp hành.

8. Công trình thuộc diện phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp: Đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai, xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); lũy kế từ năm 2029 đến nay, Hà Nội đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao… Đáng chú ý, các sản phẩm đều có sự kết hợp giữa yếu tố thủ công và công nghệ, qua đó làm nên tính độc đáo, riêng biệt cho sản phẩm OCOP Thủ đô.
Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên

Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên

Cơ quan điều tra đã làm rõ gần 50 thanh niên, thanh thiếu niên điều khiển xe máy chạy theo đoàn với tốc độ cao, dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, bấm còi, trong đó có xe mang theo dao kiếm di chuyển trên nhiều tuyến phố thuộc địa bàn quận Long Biên (Hà Nội); đồng thời ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 21 đối tượng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Giá xăng dầu hôm nay (31/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao

Giá xăng dầu hôm nay (31/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao

Hôm nay (31/3), giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng trong tuần qua, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp leo thang. Giá dầu Brent đã tăng hơn 7% kể từ mức đáy hồi đầu tháng 3, trong khi dầu WTI cũng ghi nhận mức tăng trên 6%. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,04 USD/thùng, giảm 0,80%, giá dầu Brent ở mốc 73,38 USD/thùng, giảm 0,54%.
Verona vs Parma, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa quá khứ, lợi thế hiện tại

Verona vs Parma, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa quá khứ, lợi thế hiện tại

Cuộc đối đầu giữa Verona và Parma tại vòng 30 Serie A 2024/25 mang ý nghĩa sống còn với cả hai đội trong cuộc chiến trụ hạng.
Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Tối 30/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Dự báo ngày 31/3, khu vực Hà Nội có nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, sau có mưa vài nơi, ngày nắng.

Tin khác

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có 5 quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

Sau 1 năm thực hiện việc quản lý, thu phí các hoạt động sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ thu được số tiền 7 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM - địa bàn sầm uất các hoạt động kinh doanh, buôn bán, thương mại.
Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

UBND quận Ba Đình cho biết đang phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên thông qua cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2025 với chủ đề "Reconstruction of LongBien market".
Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Vừa qua, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 139/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về 4 đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam, quận Đống Đa.
Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Đã có rất nhiều sự cố từ nhỏ đến lớn với xe 3, 4 bánh tự chế trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù đã bị cấm lưu hành từ lâu, song do thiếu giám sát và chế tài xử lý chưa nghiêm nên dù sau nhiều đợt ra quân xử lý của lực lượng chức năng, những chiếc xe tự chế vẫn đang là “hung thần” đường phố.
Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Sau hơn 2 năm thực hiện chủ trương “mở cửa”, hàng rào Công viên Thống Nhất khu vực đường Lê Duẩn đang được quận Hai Bà Trưng tiến hành tháo dỡ, đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè phố Lê Duẩn. Từ thành công của “hàng rào mềm” dọc đường Trần Nhân Tông, nhiều ý kiến cho rằng việc tháo dỡ hàng rào là cần thiết, tuy nhiên cũng cần có nhưng “phương án phụ” để vừa hài hoà được cảnh quan, vừa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh đất nông nghiệp biến thành kho bãi và thông tin phản ánh lấn đất, đe dọa "xử" người nhà cán bộ...
TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa

TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa

Vụ cháy đã diễn ra hàng giờ, thiêu rụi 7 ki-ốt của các tiểu thương cùng nhiều đồ đạc nhưng không thiệt hại về người.
“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày

“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày

Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến xe đi tỉnh xuất phát từ Bến xe Yên Nghĩa đã đón trả khoảng vài nghìn hành khách dọc theo tuyến đường từ bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) tới Vành đai 3 trên cao (Thanh Xuân, Hà Nội).
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác

Kể từ khi đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã nhanh chóng trở thành lựa chọn di chuyển của đông đảo người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế khí thải cho Thủ đô. Tuy nhiên, ngay dưới chân những cầu vượt dẫn lên các nhà ga của tuyến đường sắt này, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe trái phép và xả rác bừa bãi lại diễn ra nhan nhản, làm mất trật tự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động