-->

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

(LĐTĐ) Nhiều dự án chậm tiến độ được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cam kết hoàn thành trong năm 2025. Trong đó, có dự án đường trục phía Nam và dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án giao thông trọng điểm Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ngày 11/12, đại biểu Nguyễn Bích Thủy cho biết, dự án trục đường phía Nam Hà Tây cũ là dự án quan trọng triển khai theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Đến nay, dự án đã qua 16 năm thi công, trải qua 7 lần gia hạn nhưng vẫn chưa xong. Đại biểu đề nghị UBND Thành phố thông tin về tiến độ dự án và thời gian hoàn thành.

Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) dài 41,5km được thiết kế rộng 40m với 6 làn xe, chạy qua các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ứng Hòa và Phú Xuyên. Dự án được chia làm hai giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Năm 2008 dự án triển khai, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn dang dở.

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Một đoạn tuyến của dự án đường trục phía Nam đang thi công.

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, dự án đường trục phía Nam còn lại 23km chưa hoàn thành, trong đó 20km đã xong khâu giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa đã cam kết chậm nhất hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý 2/2025.

Ông Nguyễn Phi Thường cũng cho biết, vướng mắc lớn nhất hiện nay là phê duyệt điều chỉnh dự án. Đây là dự án chuyển tiếp từ dự án BT của UBND tỉnh Hà Tây trước đây. Sau khi Luật PPP có hiệu lực, dự án được phép chuyển tiếp nhưng lại mắc do điều chỉnh bổ sung thêm khối lượng. Quốc hội vừa thông qua Luật PPP cho phép thực hiện các dự án BT. Tuy nhiên, các dự án BT này phải báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa được Chính phủ trình Quốc hội.

Theo ông Thường, dự kiến dự án sẽ được phê duyệt điều chỉnh trong quý I/2025. Tuy nhiên, việc điều chỉnh dự án liên quan khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị Mỹ Hưng, là các quỹ đất đối ứng cho dự án. “Tổng thể dự án vẫn đang triển khai, hợp đồng đã được gia hạn đảm bảo tính pháp lý. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong 2025”, lãnh đạo Sở GTVT khẳng định.

Nói thêm về dự án này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, hiện nay với phần đã có mặt bằng, nhà đầu tư đang tiếp tục thi công. UBND Thành phố đang hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục chuyển tiếp.

Tại phiên chất vấn, các đại biểu đề nghị UBND thành phố Hà Nội thông tin về tiến độ nhiều dự án, trong đó có tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Ông Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, với dự án đường Vành đai 1, trên địa bàn quận có 643 phương án giải phóng mặt bằng (mỗi tổ chức, cá nhân sử dụng đất là 1 phương án). Đến nay, UBND quận đã đã phê duyệt 643 phương án, trong đó hơn 100 phương án đã chi trả tiền và bàn giao mặt bằng. Dự kiến, chậm nhất là quý 2/2025 quận sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2017, với tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng cho đoạn đường 2,2km.

Còn theo ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, trên địa bàn quận có 1.334 phương án quản lý sử dụng đất. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai trước đây lỏng lẻo, chỉ riêng dự án này đã có gần 1.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Theo ông Chiến, hiện nay, UBND quận đã chi trả 667 phương án bồi thường. Các phương án cuối cùng đã được niêm yết công khai, dự kiến sẽ phê duyệt trong tháng 12/2024. Đến quý 1/2025, quận sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Ban chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố được thành lập, hoạt động từ ngày 20/11/2024. Ban chỉ đạo sẽ tập trung triển khai chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Hà Nội giải quyết 4 vấn đề lớn và triển khai 26 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2025 và các năm tiếp theo để đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ông Đồng Phước An, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội (chủ đầu tư dự án) cho biết, tiến độ dự án đường Vành đai 1 chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân là do quá trình giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn (người dân không phối hợp, không xác nhận nguồn gốc đất, không xác nhận chỉ giới. Thậm chí, có hộ đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng…).

Ông An cũng cho biết, khó khăn hiện nay là giải quyết đơn thư của nhân dân. Hiện còn 409 hộ có đơn thư khiếu nại, vì thế UBND các quận vừa phải tổ chức đối thoại, vừa trả lời đơn thư. “Chúng tôi đã yêu cầu các nhà thầu sẵn sàng, khi có mặt bằng là thi công ngay. Nếu giải phóng mặt bằng theo kế hoạch đã cập nhật, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2025”, ông An nói.

Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, HĐND đã chất vấn và có yêu cầu thời hạn hoàn thành đối với 67 nội dung. Đến nay, 37/62 nội dung đã hoàn thành, như: Dự án tuyến đường đê từ nút giao đường Thanh Niên - An Dương đến nút giao cầu Nhật Tân, Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1, Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội…

Khánh An - Ngọc Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

(LĐTĐ) Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hướng Hà Nội tắc dài từ nút giao Yên Mỹ đến trạm thu phí. Quốc lộ 1A đoạn từ Cầu Giẽ lên tới Vạn Điểm đông xe, ùn tắc. Trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai lưu lượng phương tiện đang tăng cao (hướng về trung tâm Hà Nội).
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

(LĐTĐ) Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô có 2 tuyến buýt trợ giá kết nối đến chùa Hương là tuyến buýt 103A và tuyến 103B.
Xem thêm
Phiên bản di động