Ứng xử với thiên nhiên!
![]() |
Không thể khác được! |
![]() |
Đừng để “Tôn sư, trọng đạo” mai một! |
![]() |
Thấy thế thật |
- Tớ hỏi chú. Chú nghĩ sao về thiên nhiên của nước ta?
- Cái này có khó gì đâu bác. Đứa trẻ lên ba cũng trả lời được. Này nhé, đất nước ta “rừng vàng, biển bạc”, thiên nhiên phong phú, sản vật dồi dào…Có nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều nơi, nhiều vùng đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới. Em có thể nói cả ngày về sự giầu đẹp của đất nước ta…
- Thôi, thôi…thế đủ rồi. Chú lại định nói về mấy cái di sản thiên nhiên nước ta như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tam Cốc…chứ gì. Đúng là kể về thiên nhiên nước ta phải đến cả ngày chưa hết, chưa đủ. Bây giờ, tớ lại hỏi chú, những năm gần đây, chú thấy ở nước ta có thường xuyên xảy ra bão lũ…, mà người ta gọi là “cơn thịnh nộ của thiên nhiên”, hay không?
- Đương nhiên là hay xảy ra rồi! Mới đây, ở miền Trung đã phải hứng chịu cơn bão lũ khủng khiếp. Nhân dân miền Trung còn đang phải gồng mình để khắc phục hậu quả. Nhưng hôm nay, tại sao bác lại đề cập đến vấn đề này nhỉ?
- Hì…hì! Ban đầu, tớ cũng không nghĩ ra đâu. Cũng may nhờ có lời phát biểu của Thủ tướng chính phủ ở diễn đàn phát triển miền Tây, Nam bộ, tớ mới chợt nghĩ ra.
- Vậy Thủ tướng nói gì vậy?
- Chú đáng trách lắm. Chuyện thời sự và hệ trọng như vậy mà không theo dõi. Được rồi, tớ nói cho chú nghe, không sót chữ nào của Thủ tướng. Thủ tướng bảo: “"Phát triển nhưng phải thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo vào tự nhiên.
Phát triển miền Tây phải lấy con người làm trung tâm, chuyển từ chiều rộng sang sâu; số lượng sang chất lượng; bảo tồn gía trị văn hóa nghệ thuật; đa dạng sinh học… Coi nước mặn, lợ cũng là nguồn lực của tài nguyên”…Đấy, Thủ tướng nói vậy đấy!
- Em nghe sao nó gần gũi với câu: “Không đánh đổi kinh tế lấy môi trường”, cũng của Thủ tướng, ngày nào?
- Chú lại so sánh khập khiễng rồi. Câu nói của Thủ tướng bao hàm nội dung về ứng xử với thiên nhiên của con người. “Thuận theo tự nhiên. Không can thiệp thô bạo…”, chẳng phải là thái độ ứng xử đó sao và khác xa với “đánh đổi”. Phải vậy không?
- Bác phân tích như vậy quả rất chí lý. Đúng vậy, lâu nay con người “ứng xử với thiên nhiên” quả là không thuận và thô bạo… Đơn cử như phá rừng, giành giật không gian sinh tồn với rừng, hay khai thác thủy sản bằng những thủ thuật mang tính diệt chủng…Nếu cứ như vậy thì “rừng vàng, biển bạc” của nước ta đâu còn nữa, phải không bác?
- Không chỉ có vậy. Những “cơn thịnh nộ của thiên nhiên” ngày càng xảy ra với tần suất dày đặc. Lại còn biến đổi khí hậu, mà cả thế giới đang chung tay khắc phục…, một phần là do cách ứng xử với thiên nhiên của con người gây ra!
- Nói đi cũng phải cho nói lại. Em thấy, “ứng xử với thiên nhiên” của chúng ta không phải không có những điểm sáng. Từ xa xưa, các cụ nhà ta đối với thiên nhiên bao giờ cũng thân thiết và trân trọng…
- Và ngày nay, trong ứng xử, đối đãi với thiên nhiên, chúng ta cũng làm được nhiều việc thật đáng trân trọng. Ví như chính sách trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống thiên tai, tôn trọng đa dạng sinh học, tham gia cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ bầu sinh quyển, v.v... Chú muốn nói về những điểm này chứ gì?
- Bác đúng là như “đi guốc” vào trong bụng người khác. Bội phục, bội phục!
- Thôi xin chú! Nịnh nhau cũng một vừa, hai phải thôi. Anh lại hỏi chú, vậy sao, bên cạnh mặt sáng ấy, tình trạng phá rừng không thương tiếc lại xảy ra ngày một nhiều và có tình trạng cán bộ, đảng viên ngang nhiên tiếp tay cho tệ nạn ấy? Lại nữa, nhiều nơi vẫn thờ ơ trước tình sự suy thoái tự nhiên ở quê hương mình…?
- Theo thiển ý của em, có lẽ là do đời sống khó khăn, bức xúc, lợi nhuận hấp dẫn, quản lý lỏng lẻo, phẩm chất cán bộ sa sút, luật pháp chưa nghiêm...
- Chú nói tất cả đều đúng, nhưng theo tớ, gốc rễ nằm ở thái độ ứng xử không biết điều, không thuận, thô bạo và kém văn hóa của con người đối với thiên nhiên.
- Bây giờ thì em hiểu rồi. Không “đao to, búa lớn”, chỉ về văn hoá, về thiên nhiên mà “không nhỏ” một tý nào. Thế mới xứng với “đa chiều” bác nhảy?
- Chú lại chỉ cái nói đúng!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49

GDP và đời sống nhân dân
Bình luận 18/02/2025 10:30

Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông
Thời sự 14/02/2025 06:02