-->

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Nhớ lại trong lần chúc mừng và bàn giao nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gửi gắm đến người kế nhiệm rằng “chúng tôi hay nói vui, công việc ở Thủ đô Hà Nội nhiều như nước sông Hồng”. Dù rằng trước đó, ông đã từng kinh qua các vị trí Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Nói như thế để thấy rằng, đứng đầu một Đảng bộ lớn nhất nước như Thủ đô Hà Nội không hề đơn giản, luôn bộn bề công việc. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang gánh trọng trách đầu tàu kinh tế trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì khối lượng công việc của người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền Thành phố lại càng lớn, khó có thể “đong, đo, đếm” được.

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra việc cải tạo, bổ cập nước để làm sạch sông Tô Lịch. (Ảnh: HNM)

Có những quyết sách, có những việc làm, có những chỉ đạo không phải lúc nào cũng lên mặt báo hay các phương tiện truyền thông. Vì thế, khi đánh giá cần có góc nhìn khách quan, không nên phiến diện một chiều hoặc nhìn vào bề nổi vấn đề như một số người trên không gian mạng!

Ví dụ đơn giản nhất, năm 2024 trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến bất lợi cho đất nước và thành phố Hà Nội; sự thay đổi nhân sự cấp cao; ảnh hưởng nặng bởi cơn bão Yagi nhưng Đảng bộ, chính quyền Thành phố vẫn hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu. Kinh tế tăng trưởng cao, thu ngân sách đứng đầu cả nước, kết cấu hạ tầng, trong đó hạ tầng đường sắt đô thị, dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô vẫn triển khai như kế hoạch; vấn đề “tăng tốc” xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó “điểm nhấn” xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch một cách quyết liệt để cố gắng đến tháng 9/2025 đưa sông Tô Lịch trở lại dòng sông xanh.

Các cơ quan chức năng của Thành phố luôn sáng đèn phối hợp cùng các bộ, ngành “thần tốc” để Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi; để Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; Triển khai Nghị quyết số 18 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với tinh thần “gương mẫu, đi đầu”, nhưng nhân văn để hiện thực hóa quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đồng thời, Hà Nội cũng là địa phương tiên phong trong việc thực hiện Chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ, dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2024. Bên cạnh đó, Hà Nội tổ chức thành công Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Thành phố vì hòa bình - Dấu ấn mạnh mẽ với nhân dân và bạn bè quốc tế… Trên bình diện xã hội và an sinh, Hà Nội cũng kiên quyết thu hồi đất, dự án bỏ hoang để xây mới trường học; các quận, huyện đã, đang cải tạo, xây mới trường. Từ nội đến ngoại thành, đâu đâu cũng thấy những ngôi trường mới khang trang…

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Với quyết tâm cao, tháng 8 năm 2024, tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đi vào khai thác giai đoạn 1.

Nếu không có sự quyết tâm bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, đứng đầu là Bí thư Thành ủy, các đồng chí Phó Bí thư (Thường trực Thành ủy); Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân… tạo sự đoàn kết một lòng với phương châm “nhất hô bá ứng, tiền hô hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” chắc chắn sẽ không có những kết quả toàn diện như năm 2024. Tình hình an ninh, chính trị được đảm bảo; thành phố Hà Nội không phát sinh bất kỳ điểm nóng nào; nhân dân phấn khởi đón Tết Nguyên đán.

Viết đến đây, lại nghĩ đến những kênh Youtube của kiều bào, của người dân Nam Bộ đến Thủ đô làm phóng sự, chứng kiến một Thủ đô của hiện tại ai cũng không khỏi ngỡ ngàng về sự đổi thay đến nhanh chóng của Thành phố; hầu hết ai cũng phải công nhận sự phát triển “khó tưởng tượng” của Thủ đô, dẫu biết bên cạnh ưu điểm vẫn không ít “mặt trái” mà bất luận thành phố nào cũng có. Nhưng dẫn chứng điều này để thấy, Hà Nội của chặng đường gần 40 năm đổi mới; những thành tựu năm 2024 là không thể phủ nhận. Vì vậy, khi nhận định, đánh giá phải có góc nhìn khách quan, toàn cảnh mang tính xây dựng vì mục tiêu chung: Xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại!

Hà Lê

Nên xem

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã bước vào những vòng đấu gay cấn nhất. Nhưng phía sau những trận cầu kịch tính, sau ánh hào quang chiến thắng, còn có những người lặng lẽ góp sức - những “người hùng thầm lặng” góp phần làm nên thành công của giải đấu.
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Theo ghi nhận, tại thời điểm 14h30 hôm nay (14/4), các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105 - 107,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với sáng nay. Đây là mức giá kỷ lục của vàng miếng từ trước đến nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương

Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương

Khoảng 9h30 sáng 14/4, một đoạn lan can inox tầng 4 của Trường Thực hành Sư phạm (thuộc Đại học Vinh) bất ngờ rơi xuống sân, trúng ba nữ sinh đang chơi bên dưới, khiến một em phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).

Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. GS.TS Hoàng Văn Cường (Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã có những trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô xoay quanh Nghị định này.
Xem thêm
Phiên bản di động