--> -->

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Lan toả mạnh mẽ thông điệp vì hoà bình từ Thủ đô Hà Nội thân yêu Đoàn viên, người lao động Thủ đô tạo điểm nhấn trong "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" diễn ra sáng 6/10 là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn Thành phố.

Sau khi xem phim giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.

Mở đầu là màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Tiếp đó, là màn trình diễn giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh. Dân gian có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần núi Ba Vì - ngọn núi thiêng sừng sững giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tản Viên Sơn Thánh được tôn kính là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba vì, lễ hội đình Tường Phiêu ở huyện Phúc Thọ, Lễ hội đền Và ở thị xã Sơn Tây, nghệ thuật hát Dô ở huyện Quốc Oai được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đang được người dân gìn giữ và phát huy.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Tại đây, tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương cũng được giới thiệu. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 vẫn chưa biết nói, biết cười. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua, tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, xin ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, Gióng về lại núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời thành vị thánh bất tử.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, Hai Bà Trưng, Thăng Long tứ trấn và thờ Mẫu cũng được giới thiệu. Đức Thánh Chử Đồng Tử là một trong bốn vị Thánh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng văn hóa truyền thống làng Chử Xá (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) là quê hương của Chử Đồng Tử.

Lễ hội Chử Đồng Tử mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm trước…

Tại Lễ hội làng Chử Xá, huyện Gia Lâm diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt là điệu múa cổ truyền được lưu giữ từ nghìn đời nay.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, cũng là lễ hội đặc sắc. Những địa danh như: Khu Giá ngự, Bãi tắm nàng Tiên, đình cổ cùng với các hoạt động diễn ra trong lễ hội đề cao đạo đức, luân lý, tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng, tình thân giữa cha mẹ và con cái, và tinh thần quật khởi trong dựng nước và giữ nước.

Sau màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử là màn giới thiệu về tín ngưỡng “Thờ Hai Bà Trưng”. Tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị nữ anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc - gắn với di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh; đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ và hai địa điểm tại quận Hai Bà Trưng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân và Miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng.

Tiếp đó là màn diễu hành giới thiệu truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn”. Trong chiếu dời đô, Đức vua Lý Thái Tổ nhận thấy thành Đại La -Thăng Long là “nơi ở vào trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện nghi núi sông sau trước”. Địa thế nơi đây ắt sẽ mang lại thái bình và thịnh vượng, phải được bảo vệ một cách linh thiêng.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Tiếp đó là màn giới thiệu tín ngưỡng “Thờ mẫu Việt Nam”. Tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng nghi lễ và lễ hội, với những diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, được lưu truyền đến ngày nay.

Năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 1.000 ngôi đền thờ mẫu, tiêu biểu là di tích Phủ Tây Hồ - quận Tây Hồ; đền Bà Kiệu - quận Hoàn Kiếm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Nghệ thuật hát chầu văn (hát văn) là loại hình nghệ thuật gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng tinh hoa văn hóa dân gian, phong phú về điệu thức, có sức truyền cảm, lôi cuốn. Lời hát văn ca ngợi công đức của các bậc nhân thánh, nhân thần và khuyến thiện trừ ác.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Truyền thống hiếu học là nét đặc sắc của đất ngàn năm văn hiến. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống nghìn năm văn hiến của Việt Nam.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Tiếp nối sau phần vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám là phần diễu hành của các làng khoa bảng tiêu biểu của Thủ đô.

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Ca trù của Hà Nội không chỉ là di sản văn hóa mà còn là niềm tự hào của người dân Thủ đô, đại diện cho sự thanh lịch và tinh tế trong nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, với các giáo phường danh tiếng như: Giáo phường ca trù Thăng Long - quận Hoàn Kiếm; giáo phường ca trù Bích Câu Đạo Quán; giáo phường ca trù Lỗ Khê; giáo phường ca trù Thái Hà - quận Tây Hồ; giáo phường ca trù Chanh Thôn; giáo phường ca Trù thôn Đồng Trữ - huyện Chương Mỹ; giáo phường ca trù Ngãi Cầu - An Khánh - huyện Hoài Đức; giáo phường ca trù Thăng Long (Trúc Mai) quận Ba Đình.

Nối tiếp là phần diễu hành, giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian múa cổ “Giảo long”, múa bồng, nghệ thuật “Chèo tàu tổng gối”; trình diễn và giới thiệu nghệ thuật múa rối, hát xẩm; giới thiệu di sản Nghi thức và trò chơi kéo co được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giới thiệu và trình diễn chiêng Mường...

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Toàn thể cán bộ, đảng viên, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân xã Phúc Thọ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Sáng 17/7, tại phường Từ Liêm, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố số 12 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1). Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri của 4 phường Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ.
Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp rất hiệu quả và khoa học. Hiện tại đang dồn sức cho các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng: Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực công tác. Trong đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được chăm lo, góp phần phục vụ cuộc sống nhân dân Thủ đô ngày càng tốt hơn.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

6 tháng đầu năm 2005, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Chú trọng đến thế hệ tương lai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học được triển khai sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú.
Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị vận động mở cửa nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách, nhân dân phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Từ hôm nay (16/7), Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân.
Xem thêm
Phiên bản di động