Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ |
Bám sát các kế hoạch của Thành phố, công tác PBGDPL được các nhà trường triển khai đồng bộ, tập trung phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến giáo dục, đào tạo và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh.
Ngoài những nội dung kiến thức pháp luật theo chương trình giáo dục chính khoá, công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy; phòng chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá; phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, an ninh, an toàn trường học, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… được chú trọng.
Để chuyển tải thông tin pháp luật đến học sinh đảm bảo hấp dẫn, sinh động, các nhà trường, cơ sở giáo dục đã chủ động triển khai tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Cụ thể như: lồng ghép giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua bài giảng, phối hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, gắn việc giảng dạy và học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm hiểu kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật trong xử lý tình huống thực tế.
![]() |
Phiên tòa giả định - một hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả cho học sinh. |
Đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, giao lưu trao đổi thông tin trong học sinh về vai trò của học sinh trong việc góp phần thực hiện tốt pháp luật; tuyên truyền qua loa truyền thanh, tờ gấp, băng rôn, pano, áp phích, nâng cao chất lượng hoạt động của tủ sách pháp luật, sân khấu hóa hoạt động tuyên truyền; xây dựng và duy trì chuyên mục “PBGDPL” trên Trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử của đơn vị…
Đáng quan tâm, Công an Thành phố đã đẩy mạnh tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, giáo viên. Theo thống kê, các đơn vị, Công an các xã, phường, thị trấn đã tổ chức được khoảng 229 buổi tuyên truyền cho hơn 200.000 học sinh, giáo viên, cán bộ tại các trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố.
Nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy học đường; tác hại của thuốc lá điện tử; phòng chống pháo nổ, tai nạn thương tích; an ninh mạng; an toàn giao thông; phòng chống xâm hại trẻ em…
Bên cạnh đó, Đoàn Luật sư Thành phố đã tập trung tuyên truyền về Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em, các nội dung về phòng, chống bạo lực học đường và một số chính sách pháp luật khác có liên quan thông qua mô hình “Phiên toà giả định”.
Trong 6 tháng đầu năm, Đoàn Luật sư Thành phố đã tổ chức 23 chương trình Phiên tòa giả định, tuyên truyền cho học sinh tại các trường học: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Trường THCS Bồ Đề (Long Biên), Trường THCS Nguyễn Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), Trường THPT Nguyễn Quý Đức (Nam Từ Liêm); Trường THCS Liên Mạc, Trường THCS Đức Thắng (Bắc Từ Liêm), Trường THCS Tô Hoàng (Hai Bà Trưng), và tại tất cả các điểm của Trường Marie Curie....
Tham gia nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật trong nhà trường, luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, Phiên tòa giả định là mô hình tuyên truyền pháp luật trong nhà trường rất có ý nghĩa, được Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cùng các sở, ban, ngành khác của thành phố đánh giá rất cao.
Với việc vừa phản ánh thực tiễn hoạt động tố tụng, Phiên tòa giả định giúp cho các em học sinh cách tiếp cận pháp luật thực tế, sinh động, tạo hứng khởi cho các em tìm hiểu, tiếp thu kiến thức pháp luật. Đồng thời, thông qua việc diễn án, cũng giúp các em rèn luyện khả năng kiềm chế hành vi, tránh vi phạm pháp luật mà lứa tuổi học sinh có thể mắc phải như bạo lực học đường, vi phạm pháp luật trên không gian mạng, vi phạm liên quan đến an toàn giao thông, phòng chống hút thuốc lá, thuốc lá điện tử...
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hoá giai đoạn 2022-2030, Thành đoàn Hà Nội đã ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tối đa hiệu quả tuyên truyền của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ Thành phố đến cơ sở.
Cụ thể như xây dựng tài liệu sinh hoạt chi đoàn, hệ thống poster, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền trực quan, trực tuyến, ứng dụng hình ảnh, infographic, trailer, tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và đặc biệt là thông qua mạng xã hội facebook, zalo…
Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn tiếp tục duy trì hiệu quả các hoạt động trong các đợt thi đua cao điểm Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng đến Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lồng ghép với các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tiêu biểu như tổ chức chương trình “Gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ và tuyên dương quân nhân xuất ngũ tiêu biểu” lồng ghép nội dung tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ Quân sự...
Công tác chăm sóc bảo vệ, giáo dục thiếu niên nhi đồng theo Nghị quyết đại hội Đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI cũng được các cấp Thành đoàn chú trọng, các cấp bộ Đoàn phối hợp với các đơn vị tổ chức 900 buổi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em thu hút 13.500 lượt thiếu nhi tham gia...
Theo Hội đồng PBGDPL Thành phố, các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2025 gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bảo hiểm xã hội khu vực I, Liên đoàn Lao động Thành phố, Đoàn Luật sư, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Lao động Thủ đô, Báo Hà Nội mới. 30/30 quận, huyện, thị xã đều tích cực tuyên truyền các văn bản pháp luật và theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Các đơn vị đã tích cực tuyên truyền 6 tháng đầu năm gồm: Thị xã Sơn Tây, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đông Anh, Ba Vì, Đan Phượng, Hoàn Kiếm, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Hoàng Mai, Quốc Oai, Thường Tín,.... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô
Tin khác

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 16/07/2025 23:07

Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9
Nhịp sống Thủ đô 16/07/2025 16:25

Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân
Nhịp sống Thủ đô 16/07/2025 11:19

Hòa Xá đẩy mạnh tuyên truyền, sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I
Nhịp sống Thủ đô 16/07/2025 09:41

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng
Nhịp sống Thủ đô 15/07/2025 22:29

Phường Tùng Thiện: Chủ động chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách
Nhịp sống Thủ đô 15/07/2025 18:14

Phường Thượng Cát thành lập đoàn giám sát việc phân cấp, phân quyền tại địa phương
Nhịp sống Thủ đô 15/07/2025 15:17

Du lịch Hà Nội hướng tới thị trường tỷ đô Halal
Nhịp sống Thủ đô 15/07/2025 09:20

Khi luật sư "chia khó" với chính quyền, hỗ trợ người dân
Longform 14/07/2025 18:48

Phường Đống Đa: Nhiều hoạt động tri ân người có công và xây dựng đô thị "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp"
Nhịp sống Thủ đô 14/07/2025 18:40