Ngày hội văn hóa vì hòa bình: Nhịp cầu kết nối các thế hệ tương lai
Lan toả mạnh mẽ thông điệp vì hoà bình từ Thủ đô Hà Nội thân yêu Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề” |
Viết tiếp câu chuyện hòa bình trong thời đại mới
Sáng ngày 6/10, tại Tượng đài Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh Hồ Gươm, sự kiện “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” đã chính thức diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách. Chương trình nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời đánh dấu 25 năm Hà Nội được ghi nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng.
Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô hòa bình, văn minh, hiện đại, ngày càng hội nhập với quốc tế.
Hàng nghìn người dân háo hức chờ đón màn diễu hành đậm nét văn hóa truyền thống. |
“Ngày hội văn hóa vì hòa bình” năm nay mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Không chỉ đơn thuần là một hoạt động kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, sự kiện này còn thể hiện tinh thần hòa bình và khát vọng phát triển bền vững của người dân Hà Nội. Sự tham gia của đông đảo thanh niên và người cao tuổi, từ các nghệ sĩ, nghệ nhân, đến các học sinh, sinh viên, cho thấy sự nối tiếp liên tục của các thế hệ trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đây là một sự kiện được tổ chức công phu với các hoạt động nổi bật như: Trưng bày triển lãm về lịch sử Giải phóng Thủ đô, các trò chơi dân gian truyền thống, tiết mục nghệ thuật biểu diễn đặc sắc và các gian hàng văn hóa của các quận, huyện. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật mở màn đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các tiết mục múa, hát dân ca, và nhạc cụ dân tộc do các nghệ sĩ trẻ Hà Nội thể hiện, truyền tải thông điệp hòa bình và sự tiếp nối giữa các thế hệ.
Cô Trâm Ngọc trao đổi về vai trò quan trọng của sức trẻ thanh niên hiện nay. |
Là một đại biểu tham dự sự kiện, cô Trâm Ngọc chia sẻ: “Đó chính là sức trẻ của thế hệ ngày nay! Không chỉ những người công nhân lao động, công nhân và nhân viên trí thức, mà đối tượng thanh niên bây giờ cũng hướng về 70 năm giải phóng Thủ đô rất nhiều. Các bạn trẻ Thủ đô đang tiếp tục phát huy truyền thống của bậc cha anh đi trước khi mà ngày đêm học tập chăm chỉ không ngừng và tu dưỡng rèn luyện để góp một phần sức nhỏ của mình xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.”
Lời phát biểu của cô Trâm Ngọc không chỉ tôn vinh sự đóng góp của thanh niên, mà còn nhấn mạnh rằng, sức trẻ chính là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển của Thủ đô nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Sự tham gia đông đảo của giới trẻ tại ngày hội cho thấy tinh thần trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc duy trì những giá trị lịch sử và văn hóa của Hà Nội.
Tuổi trẻ cùng gìn giữ bản sắc dân tộc
Bản sắc văn hóa di sản quý giá được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện tâm hồn và cốt cách dân tộc. Việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa là một yêu cầu cấp thiết, không chỉ bảo tồn vẻ đẹp truyền thống mà còn trong việc xây dựng tương lai hòa bình và thịnh vượng cho đất nước.
Từ rất lâu, chúng ta đã chứng kiến sự hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ của thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn văn hóa. Và có thể thấy rằng một trong những điểm nổi bật của sự kiện là sự tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ tình nguyện viên, diễn viên múa… trong các hoạt động.
Các bạn diễn viên múa chia sẻ về cơ hội được trực tiếp góp phần nhỏ vào sự thành công của chương trình. |
Họ không chỉ mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, làm sống lại các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn kết hợp với những yếu tố hiện đại, thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của thế hệ trẻ. Qua những màn trình diễn đầy nhiệt huyết, các bạn trẻ không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, mà còn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm đối với cộng đồng.
Bạn Thu Thủy, sinh viên năm tư Trường Đại học Văn hóa, chia sẻ khi được biểu diễn trong phần mở màn của Ngày hội: “Được đứng trên sân khấu, những diễn viên múa như mình cảm thấy vô cùng tự hào. Mỗi lần biểu diễn, chúng mình không chỉ truyền tải những giá trị văn hóa cao đẹp mà còn cảm nhận được sự kết nối với các thế hệ cha ông đi trước.”
Cảm giác tự hào và sự trách nhiệm của Thủy cũng là đại diện cho suy nghĩ của nhiều bạn trẻ khi tham gia sự kiện này. Họ không chỉ đơn thuần là những người biểu diễn mà còn là những sứ giả văn hóa, mang trong mình trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống.
Gia đình chị Nhung dù nhà ở xa nhưng vẫn đến từ rất sớm để tham gia Ngày hội. |
Không chỉ là cơ hội để thế hệ trẻ thể hiện tài năng, Ngày hội còn là dịp để họ học hỏi và tiếp cận những giá trị văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay. Sự kế thừa này không chỉ dừng lại ở các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, và lịch sử. Nhiều gia đình cũng đưa con em mình đến để trải nghiệm và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Chị Nhung, một phụ huynh tham dự sự kiện, bày tỏ niềm vui khi thấy con cái mình hào hứng tham gia các hoạt động: “Các bạn nhà chị rất thích tham gia các hoạt động về lịch sử của ông cha ta ngày xưa. Nên khi mà chị bảo các con về sự kiện này, các bạn đã rất háo hức và có động lực dậy sớm để có cơ hội được hòa mình vào lịch sử.”
Chính sự quan tâm và ủng hộ từ phía các gia đình đã giúp ngày hội trở thành một sự kiện mang tính cộng đồng cao, tạo điều kiện cho các thế hệ cùng gắn kết, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Sự háo hức của các bạn nhỏ không chỉ thể hiện sự tò mò và yêu thích lịch sử mà còn là minh chứng cho việc thế hệ trẻ vẫn luôn quan tâm và trân trọng những giá trị mà ông cha đã để lại.
Duy trì và phát triển văn hóa truyền thống
Một trong những mục tiêu quan trọng của Ngày hội Văn hóa vì hòa bình là giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Ngày hội còn có các buổi triển lãm, trưng bày hiện vật lịch sử, những câu chuyện về thời kỳ chiến tranh và quá trình xây dựng, bảo vệ Thủ đô.
Những người lớn tuổi tham dự sự kiện cũng có dịp chia sẻ với thế hệ trẻ về cách họ đã gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong suốt những năm qua. Ông bà, cha mẹ chính là những người cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp con cháu hiểu hơn về trách nhiệm của mình trong việc duy trì và phát huy bản sắc dân tộc.
Anh Brian dành cuối tuần cùng gia đình để tham gia sự kiện đặc biệt này. |
Những sự kiện như Ngày hội Văn hóa vì hòa bình không chỉ góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống mà còn tạo cơ hội để giới thiệu hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam ra thế giới. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, những giá trị truyền thống của người Việt được bạn bè quốc tế biết đến và trân trọng hơn.
Anh Brian (Quốc tịch Mỹ) - hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, đã không giấu nổi sự phấn khích: “Tôi cảm nhận được bầu không khí rất náo nhiệt đang diễn ra trong ngày hội của Thủ đô. Những sự kiện như vậy dường như đã rút gọn khoảng cách về văn hóa giữa chúng ta, giúp tôi hiểu hơn về con người và vẻ đẹp của Việt Nam nói chung , Hà Nội nói riêng”.
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình 2024 không chỉ là sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, mà còn là minh chứng rõ ràng cho sự kết nối giữa các thế hệ. Sự tham gia của thanh niên cùng những chia sẻ quý báu từ thế hệ trước đã tạo nên một bức tranh đa dạng, sống động về văn hóa và tinh thần hòa bình.
Ngày hội đã khép lại trong bầu không khí sôi động và tràn đầy hy vọng, nhưng những giá trị và tinh thần mà nó mang lại sẽ tiếp tục còn lan tỏa mãi. Chắc chắn rằng, trong tương lai, với khí thế đó, với tinh thần đó, với lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc được bồi dưỡng từ ngay khi còn nhỏ của thế hệ trẻ, các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Hà Thành nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ ngày càng được lan tỏa rộng rãi hơn nữa.
Khánh Linh - Trang Linh - Phương Thảo
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57