Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện
Khi nào chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện? LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tích cực thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở |
Ngày 1/4, Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã họp phiên thứ 5, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, liên quan đến xử lý các vướng mắc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng.
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực chủ trì họp phiên thứ 5 Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/Đức Tuân |
"Việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền, thẩm quyền của cấp huyện sau khi bỏ đi thì cái gì lên trên tỉnh, cái gì xuống cấp xã", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nói. Cần phân cấp cụ thể những nội dung từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các bộ chuyên ngành cho cấp tỉnh.
Sắp tới, khi địa phương thiết lập cấp tỉnh, cấp xã mới thì họ phải biết thẩm quyền của cấp huyện nay ai làm, tỉnh làm gì, xã làm gì và Trung ương phân cấp gì cho cấp tỉnh. Bộ trưởng đề xuất mỗi bộ cần xây dựng nghị định về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực mình quản lý. Ví dụ như Bộ Tài chính, phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước như thế nào cho cấp tỉnh, cấp xã…
Theo Thứ tưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng, thời gian rất gấp, chỉ có thể bàn làm, không thể bàn lùi. Trong sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp, cần lưu ý việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình trọng điểm để làm sao việc chuyển tiếp nhịp nhàng, không bị gián đoạn.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Đức Tuân |
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Lê Tiến Đạt cho biết, TTCP đang khẩn trương xây dựng dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. TTCP đã trình dự thảo Luật lên Chính phủ vào ngày 28/3 vừa qua để trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 9. Trong Luật này, có sửa quy định tại một số luật chuyên ngành về chức năng của thanh tra bộ.
Báo cáo tổng quát về quá trình rà soát, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho biết, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát 19.224 văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chức danh có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã và một số vấn đề khác liên quan đến cấp huyện, cấp xã cần nghiên cứu, xác định phương án xử lý theo định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi". Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Đức Tuân |
Lưu ý nguyên tắc, quan điểm, cách thức xử lý các văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp, tổ chức bộ máy, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Tư pháp nghiên cứu các đề xuất mới cũng như một số cơ chế đặc thù như xử lý các vấn đề về quy hoạch.
Đối với những văn bản mới được trình sau ngày 1/4/2025 thì thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025. Theo đó, quy trình sẽ đơn giản hơn nhưng trách nhiệm của các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành sẽ nặng hơn, phải theo đến cùng.
Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào đầu tháng 5) liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, liên quan đến xử lý các vướng mắc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, thì các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung cao độ để hoàn thiện các dự án luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, bảo đảm đầy đủ, toàn diện, bao quát cả các vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô
Tin mới 02/04/2025 15:22

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản
Tin mới 01/04/2025 16:17

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài
Tin mới 01/04/2025 14:03

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia
Tin mới 01/04/2025 09:04

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp
Tin mới 28/03/2025 17:03