Khi nào chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện?
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp Hôm nay (14/3), Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương về bỏ chính quyền cấp huyện |
Tại tờ trình dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (hiệu lực từ ngày 1/3/2025) đã được sửa đổi, bổ sung toàn diện.
Việc sửa đổi này nhằm phân định rõ thẩm quyền, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương và khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành luật.
Tuy nhiên, do quy định về đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành đang được thiết kế theo 3 cấp (gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), nên Bộ Nội vụ đề xuất phải sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và những vấn đề phát sinh.
![]() |
Tại Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đã đề xuất dừng chính quyền cấp quận, huyện, thành phố từ 1/7 tới. (Ảnh minh họa) |
Bộ này đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND), các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương kể từ ngày 1/7/2025.
Điều này được quy định cụ thể tại điều 48, hiệu lực thi hành ở Chương VII Điều khoản thi hành quy định luật này, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/3/2025.
Như vậy, theo đề xuất, từ 1/7/2025 Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động.
Tổ chức chính quyền địa phương ở phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/1/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Ngoài ra, dự luật cũng quy định, tổ chức chính quyền địa phương ở phường thuộc TP.HCM và thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục thực hiện cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
Việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận (trước khi giải thể) thuộc TP.HCM, thành phố Đà Nẵng cho UBND Thành phố và UBND phường của hai thành phố này do Quốc hội quy định cho đến khi UBND Thành phố, UBND phường thuộc TP.HCM, thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
Dự thảo cũng phác thảo hình hài của chính quyền cấp xã, theo đó cơ cấu tổ chức cấp xã như "huyện thu nhỏ".
Dự thảo luật quy định cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) thiết kế như đối với cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa 40 đại biểu, có 2 Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội; UBND cấp cơ sở, được tổ chức các cơ quan chuyên môn với số lượng phù hợp.
Để đảm bảo cho hoạt động chính quyền địa phương không bị gián đoạn khi chuyển đổi mô hình từ chính quyền 3 cấp sang 2 cấp, Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các quy định chuyển tiếp như thời hạn cho Chính phủ phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, thời hạn cấp huyện bàn giao công việc…
Ngoài ra, để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp, Bộ Nội vụ cũng đề xuất dự luật quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Theo đó dự thảo đề xuất, kể từ ngày 1/7 tới sẽ bãi bỏ toàn bộ hoặc bãi bỏ các điều, khoản, chương tại một số luật, nghị quyết liên quan đến việc tổ chức chính quyền đô thị.
Cụ thể là bãi bỏ các nội dung: Chương 2 của Luật Thủ đô; Nghị quyết số 169 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng.
Kể từ ngày 1/5/2026, bãi bỏ Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM hết hiệu lực thi hành; bãi bỏ điều 7 và 8 của Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng...
Dự kiến, Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 9, khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông

Quy định mới nhất về giá điện

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng
Tin khác

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực
Cộng đồng 31/03/2025 08:53

Nữ sinh Báo chí khẳng định hương sắc trên sân khấu Bán kết Press Beauty 2025
Cộng đồng 30/03/2025 16:44

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar
Cộng đồng 30/03/2025 13:04

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025
Cộng đồng 28/03/2025 11:12

Gần 200.000 người tham gia Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Cộng đồng 27/03/2025 17:24

Đoàn viên thanh niên các trường Đại học sôi nổi chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
Cộng đồng 26/03/2025 21:03

Tạo tiền đề cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng bền vững
Xã hội 26/03/2025 13:25

Tết Hàn thực, nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt
Cộng đồng 26/03/2025 06:34

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại
Cộng đồng 24/03/2025 16:00

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
Cộng đồng 22/03/2025 11:08