Hôm nay (14/3), Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương về bỏ chính quyền cấp huyện
Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội chuyển giao 83 tổ chức Đảng 16 đơn vị khối giáo dục nghề nghiệp chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý |
Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp Phiên họp lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Cần thống nhất thời điểm bỏ chính quyền cấp huyện
Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sắp tới sẽ phải sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh; các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 2 cấp.
Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với các cơ quan của Quốc hội xem có cần thiết phải xây dựng một nghị quyết xử lý một số vấn đề khi tổ chức lại đơn vị hành chính giống như Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội hay không.
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đình Hải |
"Phương án hoàn hảo nhất, khi sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp ở địa phương, thì các bộ phải rà soát những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ mình và đề xuất 1 luật sửa nhiều luật", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, "một hệ thống pháp luật mà lúc nào cũng dùng nghị quyết mang tính chất xử lý tình huống thì không thực sự ổn lắm. Đây là việc buộc phải làm trong thời gian gấp gáp".
Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, chúng ta đang quy định theo mô hình chính quyền địa phương 3 cấp, trong đó có những lĩnh vực chuyên ngành chính quyền cấp huyện có nhiều thẩm quyền và giải quyết rất nhiều thủ tục hành chính, ví dụ như lĩnh vực đất đai.
Trong kế hoạch chưa thể hiện khi nào chính thức kết thúc mô hình chính quyền huyện, sau khi sáp nhập cấp xã, hay đến khi hoàn thành cấp tỉnh. Nếu kết thúc vào 30/6 thì cần thiết phải có Nghị quyết của Quốc hội, trong đó xử lý những vấn đề có tính cấp bách và căn cốt nhất liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
"Đất đai, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… những vấn đề này thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Trong Luật Đất đai, rất nhiều nội dung phụ thuộc vào cấp huyện, từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện cho đến cấp giấy chứng nhận lần đầu… Nếu giải quyết một luật sửa nhiều luật không thể kịp vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 này", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu quan điểm.
![]() |
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải |
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiến nghị nên ban hành một nghị quyết của Quốc hội vào tháng 5/2025 và sửa Luật vào tháng 10/2025 và nhấn mạnh: "Nếu vấn đề này không xử lý kịp thời sẽ ách tắc rất lớn kể cả trong quản lý xã hội lẫn phát triển kinh tế- xã hội. Khi báo cáo Trung ương xong cũng cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện để Chính phủ chủ động trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và các nội dung khác đi theo"…
Chuyển 2/3 nhiệm vụ của huyện xuống xã
Nhấn mạnh đây là việc rất hệ trọng của quốc gia, dân tộc, là việc rất lớn, rất khó, rất phức tạp. Cùng lúc chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, đồng thời, tức khắc, nhanh, gấp, phải bảo đảm được yêu cầu để có thể triển khai ngay được, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khối lượng công việc tới đây rất nhiều. Ngày 14/3 Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương, sau đó Đảng ủy Chính phủ sẽ gửi đề án lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành để cho ý kiến. Dự kiến khoảng trung tuần tháng 4/2025, Ban Chỉ đạo báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Nói về việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, hiện là 10.035 đơn vị, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000, "gần như là một huyện nhỏ". Việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thể làm ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi Hiến pháp sửa đổi; sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật có liên quan có hiệu lực, sẽ kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Đình Hải |
"Khi đã có đầy đủ cơ sở pháp lý là Hiến pháp sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt có cả nghị quyết thì chúng ta tập trung vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh… Sau đó sẽ triển khai các việc liên quan đến đại hội", Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, đây là việc rất hệ trọng, liên quan đến quốc gia, đến nhân dân, đến tổ chức hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, công việc rất nhiều, rất phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành với chất lượng cao nhưng thời gian rất khẩn trương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp, nghiên cứu kỹ các tài liệu, có đóng góp cho Ban Chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
"Ban Chỉ đạo mặc dù chỉ tồn tại mấy tháng thôi, nhưng chúng ta cũng phải làm việc cật lực và chất lượng cao", Phó Thủ tướng nêu rõ; yêu cầu các bộ, ngành phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch. Về tiến độ, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ…, ngày 14/3 Bộ Chính trị sẽ quyết và có thông báo.
Trong đề án Chính phủ trình có khoảng 1/3 nhiệm vụ của huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã - xuống cơ sở. Trong tuần sau, Bộ Chính trị chủ trương lấy ý kiến tất cả các tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương.
Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, đề nghị các cơ quan, Viện Kiểm sát, Tòa án chủ động đề xuất các nhiệm vụ liên quan đến trình tự, thẩm quyền tố tụng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhất trí đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, đường kết nối cầu Tứ Liên

Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Hà Nội yêu cầu thực hiện mọi thủ tục, giao dịch trên môi trường số, giảm tối đa hồ sơ giấy

HĐND Thành phố nhất trí thông qua phương án sắp xếp từ 526 xuống còn 126 xã, phường

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024
Tin khác

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng
Tin mới 28/04/2025 18:57

Hà Nội họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy
Tin mới 28/04/2025 16:58

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ
Tin mới 28/04/2025 16:50

“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc
Tin mới 28/04/2025 00:00

Tối nay (27/4), ba miền Tổ quốc hội tụ trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"
Tin mới 27/04/2025 16:44

TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tin mới 27/04/2025 15:38

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Tin mới 27/04/2025 11:49

Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã
Tin mới 26/04/2025 19:35

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026
Tin mới 26/04/2025 15:28

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH
Tin mới 25/04/2025 22:01