Từ phố “Đô - Đê” đến phố “Hàng sách”
Chơi gì, xem gì trọn một ngày ở Phố Cổ Hà Nội? | |
Hoài niệm xem phim rạp |
Hà Nội có nhiều cửa hàng sách, nhiều trung tâm phát hành sách, nhưng có lẽ với những người yêu sách Hà Thành, phố Đinh Lễ luôn nằm ở một vị trí đặc biệt. Và cho đến tận bây giờ giờ, khái niệm “Phố sách – phố Hàng sách” ấy vẫn mặc định được dành cho quãng đường vài trăm mét tại phố Đinh Lễ (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho dù tại các phố khác như Láng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn Đồng… có hàng loạt các hiệu sách liên tục mọc lên trong thời gian qua.
Theo tìm hiểu của PV, trước những năm 90, người Hà Nội thường biết tới phố Đinh Lễ với cái tên “lóng” là phố “Đô - Đê”, bởi lẽ đây chính là “chợ trời” mua bán đồng Đô-la Mỹ và Đê-Mác Đức (2 ngoại tệ phổ biến tại Hà Nội khi đó). Ở thời điểm này, 2 hiệu sách lớn nhất của Hà Nội là quốc văn và ngoại văn được đặt tại Tràng Tiền (phố song song với Đinh Lễ). Nhưng có lẽ cũng chính bởi đặc điểm này đã biến không gian nơi đây thành vị trí được những người yêu sách quan tâm.
Phố Đinh Lễ luôn tấp nập người tới mua sách. |
Đến nơi đây, chỉ cần nói tên sách với chủ cửa hàng, vài phút sau, sách sẽ được lấy ra từ những “ma trận” sách đủ loại. Muốn biết đầu sách nào đang bán chạy, nhà văn nào đang “hot”, phố “Hàng sách” luôn là thước đo đáng tin cậy.
Dạo một vòng quanh phố sách, theo những chủ hiệu ở đây cho biết, người mở đầu cho chuỗi cửa hàng sách tại đây là vợ chồng ông Lê Luy và bà Phạm Thị Mão - chủ hiệu sách Mão tại số 5 Đinh Lễ. Tại đây, những căn phòng ngập sách, sách được xếp chồng từ dưới đất lên tận trần nhà…
Theo lời bà Mão, vợ chồng bà nguyên là cán bộ của Tổng Công ty Phát hành sách Trung ương, bằng kinh nghiệm bản thân, từ năm 1990, đã kinh doanh một quầy bán sách rong phía cuối đường Đinh Lễ ngay sát Bưu điện Bờ Hồ. Sau 3 năm bán sách ở vỉa hè cùng sự tích góp dành dụm, năm 1993, vợ chồng bà mua được gian nhà rộng chừng 20m2 trên tầng 2 ở số 5 Đinh Lễ và nhà sách Mão ra đời từ đó.
Những ngày đầu chuyển về nơi ở mới, vợ chồng bà phải tách riêng 2 quầy sách. Chỗ ở mới vừa là nơi ở vừa kinh doanh, còn ông Luy vẫn tiếp tục bán sách ở vỉa hè để giới thiệu khách đến cửa hàng mới. Thời ấy, do không có nhiều cửa hàng cạnh tranh như bây giờ, thêm vào đó, người bán sách dạo đi lấy hàng rong ở phố cũng rất đông, người tỉnh lẻ cũng về đây lấy buôn nhiều, hơn 20 năm chắt chiu từng đồng bán sách, quy mô kinh doanh của ông bà đã trở thành 5 gian hàng và 1 gian phục vụ sinh hoạt như hiện nay…
Thấy kinh doanh sách thuận lợi, hàng loạt sạp, quầy sách “lưu động” nối tiếp nhau ra đời trên 2 phố Đinh Lễ - Nguyễn Xí. Tiếng lành đồn xa về “thánh địa sách” cứ thế lan toả, để rồi tới năm 2003, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, thành phố quyết định dẹp phố sách đêm vỉa hè. Các chủ hàng có điều kiện tốt hơn chuyển sang thuê dãy nhà nằm dọc phố Đinh Lễ. Từ đó đến nay, phố “Hàng sách” như cách gọi thân thương của nhiều độc giả yêu sách hội tụ trên 20 nhà sách khác nhau, với những cái tên như: Nhà sách Lâm, nhà sách Huy Hoàng, nhà sách Ngân Nga, nhà sách Hoa…
Đến nơi đây, chỉ cần nói tên sách với chủ cửa hàng, vài phút sau, sách sẽ được lấy ra từ những “ma trận” sách đủ loại. Muốn biết đầu sách nào đang bán chạy, nhà văn nào đang “hot”, phố “Hàng sách” luôn là thước đo đáng tin cậy. |
Một điều đáng lưu ý nữa, đó là từ khi ra đời, sức hấp dẫn của phố sách nằm ở sự ưu đãi của các cửa hàng nơi đây. Nếu như sách ở phố Tràng Tiền đều bán đúng giá thì sách của phố sách đều được giảm giá ít nhiều. Cùng một cuốn sách như nhau, “lung linh” như nhau, nội dung không sai lệch, thậm chí cả tem chống hàng giả… nhưng giá cả có sự chênh lệch, từ 20% đến 50%. Do được giảm giá, nên nơi đây rất hút khách, đông nhất vẫn là giới học sinh, sinh viên…
Mức giảm giá đặc biệt ấy khiến nhiều độc giả lầm tưởng rằng Đinh Lễ là phố sách lậu với chất lượng bản in không tốt. Thực tế, vài năm trước, tình trạng này là có, nhưng từ 7 - 8 năm nay, chất lượng sách tại đây hoàn toàn tương đương. Thực tế cho thấy, các công ty phát hành sách của Nhà nước thường cứng nhắc hơn về mặt chính sách, đồng thời bị ràng buộc về máy vận hành, hệ thống nhà sách… nên thường ít giảm giá. Trong khi đó, mức chiết khấu phát hành của mỗi cuốn sách trên thị trường hiện vào khoảng 45 - 55% giá bìa, nên các nhà sách tư nhân chấp nhận hạ giá sách để tăng bán về số lượng.
Vài năm trở lại đây, cùng với văn hóa đọc của người Hà Nội được nâng cao, việc xây dựng một phố sách để nâng cao văn hóa đọc cũng như vai trò quản lý của Nhà nước càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều này, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Thông tin &Truyền thông xây dựng đề án “Phố sách ở Hà Nội”, trong đó có một phương án là xây dựng tuyến phố sách lưu động, kết hợp tổng thể không gian hồ Hoàn Kiếm… Hy vọng, đề án này sẽ sớm được triển khai để người yêu sách chốn Hà Thành thực sự có được “thánh địa” của mình.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Tin khác
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
Đón Tết giữa lòng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 09:29
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 09:05
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:36
Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:23
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch
Luật Thủ đô 2024 27/01/2025 06:19
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025
Nhịp sống Thủ đô 26/01/2025 18:17
Những gánh hàng hoa
Nhịp sống Thủ đô 26/01/2025 15:23
9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”
Thủ đô 26/01/2025 15:16