Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Cột cờ Hà Nội – nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô Cột Cờ Hà Nội: Biểu tượng hùng thiêng Thiêng liêng Cột cờ Hà Nội nơi đất Mũi Cà Mau |
Sự kiện này diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất rộng 13.800m2 tại số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình cho Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vào ngày 25/12/2024. Đây là phần diện tích cuối cùng của khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long được tiếp nhận từ Bộ Quốc phòng.
Việc này cũng sẽ giúp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện tốt hơn cam kết với UNESCO khi Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010.
![]() |
Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan. |
Đây là công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX dưới triều Gia Long và hoàn thành năm 1812, là công trình kiến trúc độc đáo với chiều cao 33m tính từ chân đế và hơn 40m tính cả cột thép treo cờ. Cột cờ Hà Nội gồm ba phần chính: Chân đế ba tầng, thân cột với các hoa văn tinh xảo và vọng lâu trên đỉnh có tám cửa sổ nhìn ra bốn hướng, mang đến tầm nhìn toàn cảnh Thủ đô.
Trong hơn 200 năm tồn tại, Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đặc biệt, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên tung bay trên đỉnh cột, khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước.
Công trình được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989. Từ đỉnh cột cờ, du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều di tích nổi tiếng như cửa Đoan Môn, hồ Gươm, Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, việc mở cửa Cột cờ nằm trong chiến lược tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tổ chức các tour tham quan kết nối từ Cột cờ đến các di tích khác của Hoàng thành Thăng Long, góp phần quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.
Việc mở cửa Cột cờ Hà Nội không chỉ tạo thêm điểm đến hấp dẫn cho du khách mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống và lan tỏa tình yêu di sản văn hóa dân tộc đến công chúng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30