Cột cờ Hà Nội – nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô
![]() | Tạo điều kiện để nữ trí thức đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô |
![]() | Xóm bích họa vẽ lại thời kì lịch sử của Thủ đô |
![]() | Chung tay xây dựng môi trường du lịch Thủ đô văn minh |
Cột cờ được xây dựng từ năm 1805 – 1812, dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long – di sản văn hoá thế giới với lịch sử hơn 13 thế kỷ. Ở chân cột cờ bày những khẩu thần công do triều Nguyễn chế tạo từ thế kỷ 19, được phát hiện tại các khu vực quanh Hoàng thành Thăng Long năm 2003.
![]() |
Di tích cột cờ Hà Nội - nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô. Ảnh M.Q |
Công trình kiến trúc này cao hơn 33 m, gồm ba tầng đế và thân cột với tháp canh trên đỉnh. Ở phần chân đế, mỗi cấp là một hình tứ diện vuông, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên. Vật liệu xây dựng cột cờ là các loại gạch, đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, tầng một và hai được xây dựng chủ yếu bằng gạch vồ, loại gạch xây dựng đặc trưng của thời Lê. Đến tầng thứ ba là gạch chỉ nung già và thân cột lại dùng loại gạch nung non.
Tại tầng đế thứ hai của cột cờ có bố trí 4 cửa theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Trên cửa có biển đề tên: cửa Đông là Nghinh Húc (đón nắng ban mai); cửa Tây là Hồi Quang (ánh nắng phản chiếu); cửa Nam là Hướng Minh (hướng về ánh sáng), riêng cửa Bắc không đề tên.
Phần thân cột cờ bắt đầu từ phần đế thứ ba, thân cột cờ là hình trụ tám cạnh cao 18 m, thu nhỏ dần từ dưới lên trên với cửa vào tại mặt hướng Bắc, phía trên cửa đắp nổi chữ Hán “Kỳ đài”. Toàn thân cột cờ được soi sáng và thông hơi bằng 39 cửa nhỏ hình hoa thị và sáu cửa hình dẻ quạt. Trong thân cột có 54 bậc thang xoáy chôn ốc lên đến tận đỉnh.
Đỉnh của cột cờ cũng có hình bát giác, có tám cửa sổ, từ đây có thể nhìn thấy cả Hà Nội và vùng ngoại ô. Trên đỉnh cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô, là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc.
Quan sát từ mọi góc nhìn, cột cờ là một khối hoàn chỉnh kiến trúc nghệ thuật hài hòa, uy nghi, cổ kính; là nơi biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, thể hiện ý chí vươn lên với tinh thần bất khuất đối với các thế lực xâm lược từ ngoại bang của dân tộc.
Dưới triều nhà Nguyễn, cột cờ có chức năng là vọng canh. Trong thời gian quân Pháp chiếm đóng nó được dùng làm đài quan sát. Và trong chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một lần nữa nó lại được các chiến sỹ phòng không, tận dụng chiều cao để làm đài quan sát.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo này đã trở thành chứng nhân lịch sử, chứng kiến những bước chuyển mình vĩ đại của Thủ đô và đất nước. Năm 1989, cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử. Đây chính là một trong những điểm đến du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng
Tin khác

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"
Media 21/07/2025 18:59

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới
Tôi yêu Hà Nội 12/07/2025 08:08

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành
Tôi yêu Hà Nội 09/07/2025 21:01

Cổng làng trong lòng phố
Tôi yêu Hà Nội 06/07/2025 17:46

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã
Tôi yêu Hà Nội 21/06/2025 14:00

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"
Tôi yêu Hà Nội 20/06/2025 19:13

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu
Tôi yêu Hà Nội 20/06/2025 13:36

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập
Tôi yêu Hà Nội 18/06/2025 14:53

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau
Tôi yêu Hà Nội 16/06/2025 13:47

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”
Tôi yêu Hà Nội 13/06/2025 17:46