-->

Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?

(LĐTĐ) Với việc cho phép 10 loại hình dịch vụ được kinh doanh ở hồ Tây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chẳng khác gì đã trao chiếc chìa khoá mở “kho báu” hồ Tây vào tay UBND quận Tây Hồ. Và câu hỏi đau đáu của hàng triệu du khách là ai và bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Phát triển du lịch Hồ Tây theo hướng bền vững, nâng tầm giá trị Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Chuyện năm 2017

Em là cô gái Hà Nội đi du học ở Mỹ rồi định cư tại đó. Em yêu hồ Tây đến mức mỗi lần về Việt Nam phải lượn qua hồ Tây ngó nghiêng dù chỉ chốc lát mới thấy yên lòng. Với em, hồ Tây lần nào về cũng thế, chỉ có thêm những toà nhà cao, to xây sát mặt hồ là khác.

Một ngày tháng 2/2017 tôi nhận được điện thoại của em. Khi đến một quán cà phê trên phố Nguyễn Đình Thi, em đã ở đó. Em nói muốn dành cho tôi sự bất ngờ nên không báo trước. Chúng tôi ngồi uống cà phê ngắm hồ Tây qua dòng người ken nhau trên đường.

Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Bao giờ những chiếc tàu chở khách du lịch lướt trên mặt nước hồ Tây?

Tôi muốn mời em ăn tối trên tàu Nàng tiên cá 1 để em được ngắm hồ Tây vào đêm, nhưng khi đó Hà Nội đang có chủ trương triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo, chỉnh trang, quản lý và khai thác khu vực hồ Tây thành một điểm du lịch, văn hóa tiên tiến, có điều kiện kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí và có hệ thống xử lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy đã chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí trong phạm vi quản lý hồ Tây. Những con tàu mới chỉ ít ngày trước du khách còn ăn uống tưng bừng, ngắm hồ đã mắt giờ chỉ còn là những bóng đen dập dờn trên mặt hồ.

Không được lên tàu ngắm hồ buổi đêm, tôi đưa em qua đường Thanh niên rồi rẽ vào đầu phố Yên Hoa đứng bên bờ hồ ngắm hoàng hôn. Dẫu đang là mùa đông nhưng hôm đó có lẽ trời thương tình nên nắng dịu dàng trải khắp mặt hồ. Chúng tôi đứng và chờ đợi mặt trời đỏ rực từ từ chìm xuống đáy hồ. Em bảo dù đã ngắm hoàng hôn ở nhiều nơi nhưng chưa bao giờ thấy đẹp như ngắm hoàng hôn ở hồ Tây.

Chúng tôi thả bộ về phía hồ phường Quảng An. Tôi và em lướt qua các cặp tình nhân đứng dưới những tán cây đang áp chặt vào nhau trong tiết trời lành lạnh. Em không muốn vào quán cà phê mà muốn ngồi sát bờ hồ để được hít hà không khí, để được ngắm mặt hồ thật gần và nghe tiếng sóng vỗ.

Sau những giờ phút ngất ngây ngắm cảnh đẹp hồ Tây, sự lãng mạn trong em dần biến mất, em trở về với con người của chuyên ngành kinh tế đã học với hàng loạt câu hỏi đầy sự tiếc nuối: Thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội một hồ Tây hơn 500ha mặt nước, sao trên trời không cho bay dù lượn? Sao dưới nước không cho đi du thuyền,? Sao đáy hồ không xây thuỷ cung? Em là khách du lịch, em cần có nơi để thăm quan, vui chơi và tiêu tiền. Chẳng lẽ đến bên một cái hồ đẹp như vậy mà em chỉ mất tiền uống cà phê, mua khoai nướng, ổi, xoài của gánh hàng rong?

Tôi đã dỗ dành, an ủi em là phải cần có thời gian để xây bến tàu, để nạo vét hồ, để mở rộng đường. Em cứ về cày cuốc kiếm tiền, một hai năm nữa trở lại, em sẽ thấy hồ Tây đẹp hơn, sẽ nhiều dịch vụ hơn và em cũng sẽ thoải mái được tiêu tiền hơn.

Bao giờ cho đến bao giờ?

Có thể lời an ủi của tôi “một hai năm nữa trở lại, em sẽ thấy hồ Tây đẹp hơn, nhiều dịch vụ hơn…” bị gió hồ Tây cuốn phăng mất nên chưa bao giờ em nhắc lại, nhưng mỗi buổi sáng đứng từ ban công nhìn xuống hồ Tây, mỗi buổi tối đi bộ qua các cặp tình nhân bên bờ hồ, tôi lại nhớ lời an ủi với em.

Bởi vậy, khi Hà Nội cho phép 10 loại hình dịch vụ kinh doanh ở hồ Tây (vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thuỷ, vận chuyển khách bằng xe điện bánh lốp, bơi, lặn, kinh khí cầu, bay dù lượn…), tôi vui như đứa trẻ được mẹ đi chợ về cho quà và vội vàng gọi cho em. Em nói trong niềm vui: “Đáng lẽ việc này phải được làm từ lâu rồi, nhưng thôi, thà muộn còn hơn không bao giờ”.

Tôi lại thao thao nói với em về một đêm huyền diệu ngồi tầu du lịch trên hồ Tây. Đầu dây bên kia chùng giọng: “Bao giờ hả anh?”. Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó.

Bởi vậy trong buổi làm việc với ông Nguyễn Hưng Quốc, Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý hồ Tây, tôi đã vội vàng hỏi: “Có công ty nào “gõ cửa” xin đăng ký làm dịch vụ chưa?”. Ông Quốc trả lời không chút đắn đo: “Chưa có công ty nào cả.”. Tôi ngạc nhiên: “Một Thủ đô với gần 10 triệu dân, dự kiến năm 2024 đón 28 triệu khách du lịch, đấy là “mỏ vàng lộ thiên” của các công ty làm du lịch, nếu “thả thuyền” xuống hồ Tây thì tha hồ hút khách. Việc chưa có công ty nào nộp đơn đăng ký kể cũng lạ”.

Ông Quốc định trả lời nhưng kìm lại được. “Tôi hỏi tiếp: Việc thả thuyền xuống hồ Tây khó vậy sao?”. Ông Quốc trả lời: “Muốn đưa tàu xuống hồ thì phải có bến, phải nạo vét bùn. Chúng tôi đã khảo sát và đang làm đề án về 8 bến thuỷ trên hồ”.

Bây giờ mới đang làm đề án, rồi bảo vệ đề án, rồi lập dự án, chờ phê duyệt, đợi duyệt kinh phí, rồi đấu thầu thi công, rồi thi công, rồi đấu thầu khai thác… chỉ mấy dòng này thôi có lẽ cả một nhiệm kỳ làm chưa chắc đã xong. Tôi thắc mắc: “Hình như ngày trước hồ Tây đã có dự án nạo vét bùn 336 tỷ, sao bây giờ còn phải nạo vét bùn nữa?”. Ông Quốc tiếc nuối: “Đúng rồi. Năm 2018 có dự án nạo vét bùn 336 tỷ nhưng chẳng hiểu vì sao không thực hiện được. Bây giờ mà nạo vét bùn thì giá thành sẽ đội lên rất nhiều, đấy là một sự lãng phí”.

Dưới mặt nước chưa thả thuyền xuống đựợc, đường ven hồ nhiều đoạn 2 ô tô tránh nhau thì 1 xe phải leo lên vỉa hè, vậy thì mong gì việc cho xe điện phục vụ du khách? Ấy vậy nhưng ông Quốc rất tự tin: “Đoạn đường nào bé sẽ hạ vỉa hè hoặc kè hồ mở rộng đường về phía lòng hồ”. Hỏi, khi nào làm thì ông Quốc cũng không biết đến bao giờ. Nhưng có một điều ông Quốc biết chắc chắn là rất đang lãng phí thời gian. Ban quản lý hồ Tây được thành lập đã 9 tháng với 21 nhân sự mà công việc “ngập đầu” nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. “Biết là lãng phí thời gian, anh em cũng muốn làm thật nhanh, nhưng…”, ông Quốc bỏ lửng câu nói và câu hỏi bao giờ đưa được các dịch vụ khai thác ở hồ Tây vào hoạt động vẫn chỉ là một câu hỏi.

Tôi gọi cho em kể về nội dung làm việc với ông Quốc, hy vọng một “chuyên gia kinh tế” như em có góc nhìn khác về vấn đề này. Em nói: “Anh ngây thơ quá. Em dám chắc có nhiều tập đoàn rất thèm khát làm chủ hơn 500 ha mặt nước hồ Tây. Vấn đề ở đây là cơ chế, là ai dám “mở cửa” cho họ. Tập đoàn S, Tập đoàn V họ đều có tiềm lực kinh tế rất mạnh, họ có thể sẵn sàng bỏ tiền xây bến thuỷ, nạo vét bùn với tốc độ nhanh. Chứ chờ Ban Quản lý dự án hồ Tây làm xong cơ sở hạ tầng mới đấu thầu khai thác thì biết đến bao giờ?”

“Biết đến bao giờ?” hình như em đang thở dài? Hình như mơ ước của em, của tôi và hàng triệu du khách muốn thấy trên hồ Tây có nhiều dịch vụ để vui chơi, giải trí như viên sỏi trắng thả xuống mặt hồ tĩnh lặng.

Hùng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

(LĐTĐ) Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV,NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước.
30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, trong đó có 10 điểm tầm cao kết hợp tầm thấp, thời gian 15 phút.

Tin khác

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết

(LĐTĐ) Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những vựa hoa lớn nhất miền Bắc, nổi tiếng với truyền thống trồng hoa lâu đời. Mùa xuân, Tây Tựu trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Làng hoa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo của Hà Nội.
Hiện thực hóa chính quyền đô thị

Hiện thực hóa chính quyền đô thị

(LĐTĐ) Là quận “lõi” của Thủ đô, thời gian qua, quận Hai Bà Trưng đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền điện tử; nâng cao kỷ luật kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; đầu tư kết cấu hạ tầng, giữ vững tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở

Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở

(LĐTĐ) Tính đến ngày 19/1, toàn huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có 169/339 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở tổ chức đại hội đạt 49,8%. Huyện phấn đấu hoàn thành đại hội cấp cơ sở xong trước 30/5/2025.
Đón Tết giữa lòng Thủ đô

Đón Tết giữa lòng Thủ đô

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán cận kề. Đây cũng là dịp để những người dân khắp nơi trở về với gia đình vui Xuân, đón Tết. Tuy nhiên, có một nơi mà những người con xa quê không trở về, họ ở lại hội tụ cùng “54 dân tộc anh em” đón Tết cổ truyền tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

(LĐTĐ) Hết năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận, còn 1 tiêu chuẩn chưa đạt là tỷ lệ tự cân đối thu - chi ngân sách. Huyện Thanh Trì phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn, hoàn thành Đề án thành lập quận và các phường thuộc quận trình Thành phố, Trung ương xem xét phê duyệt.
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

(LĐTĐ) Dịp Tết đến, hoa tươi trở thành nét đẹp không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Một bình hoa ly hay hoa dơn trên bàn phòng khách từ lâu đã được xem như dấu hiệu báo Tết đến xuân về. Vì vậy, những ngày cận Tết, các chợ hoa lớn luôn là điểm đến nhộn nhịp bậc nhất, và chợ Quảng Bá – khu chợ đầu mối hoa lớn nhất Hà Nội.
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được huyện Thường Tín triển khai bằng nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
Những gánh hàng hoa

Những gánh hàng hoa

(LĐTĐ) Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến mang trong mình nét đẹp dịu dàng, cổ kính nhưng không kém phần hiện đại, lãng mạn. Trong lòng Thành phố ấy, có một nét đẹp bình dị, rực rỡ sắc màu của những gánh hàng hoa. Chính những gánh hàng hoa đã tạo nên hồn cốt riêng của văn hóa Hà Nội, tô thắm vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn.
9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

(LĐTĐ) Để bảo đảm chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” diễn ra vào tối ngày 28/1/2025 (tức đêm Giao thừa năm Ất Tỵ), Ban tổ chức bố trí 9 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy.
Xem thêm
Phiên bản di động