Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội |
Bản hùng ca tuổi trẻ
Mùa xuân năm 1976, cách đây gần 50 năm về trước, với lòng yêu nước mãnh liệt và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, đi đến bất cứ đâu khi Tổ quốc cần. 100 thanh niên tiên phong của Thủ đô, đã chia tay gia đình, người thân và tạm biệt Hà thành lên đường vào Tây Nguyên, đến miền đất đỏ Lâm Đồng để tiền trạm, mở đường cho cuộc xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng.
![]() |
Các vườn đào Nhật Tân “chính hiệu” ở Lâm Hà khoe sắc thắm. |
Nối tiếp đó, lần lượt là 8 Tổng Đội thanh niên xung phong với hơn 2.000 người từ tất cả các quận, huyện ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng đồng loạt lên đường vào vùng đất mới.
Và, một vùng rừng núi hoang vu được cày xới, chia lô đặt theo các tên gọi thân thương: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm... Đó là những cái tên do lãnh đạo thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đặt khi người dân Thủ đô vào sinh sống trên vùng kinh tế mới với tâm niệm: Đây được xem là một phần máu thịt của Hà Nội.
Quê hương mới của những người con xa xứ rất rộng lớn,gian khó trăm bề. Ở chốn núi non, đất đỏ, những đôi chân chỉ quen đi đường bằng, những đôi tay chỉ quen làm việc tri thức nay phải băng rừng, lội suối, xẻ núi, khai khẩn đất hoang khiến bàn tay tứa máu, đôi bàn chân dần chai sạn. Đó là còn chưa kể đến những hiểm nguy của chốn “rừng thiêng, nước độc” với địa hình thung lũng hiểm trở, nhiều loài thú dữ…
Đã có những thất vọng, đã có những khó khăn, và cả những thất bại nhưng với tinh thần “Ba sẵn sàng”, những gian khổ, nguy hiểm không quật ngã được ý chí quyết tâm, kiên cường của những nam thanh, nữ tú đất Hà thành năm ấy.
Những người đi khai hoang mở đất trên vùng đất đỏ của Lâm Đồng năm ấy, nay đã là những cụ ông, cụ bà, tóc đã pha sương, có người đã vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất bazan. Thế nhưng, khi nói về những năm tháng tuổi trẻ trên miền đất mới, họ vẫn nhớ như in một thời dành cả thanh xuân để cống hiến và làm việc.
Lại nhớ Tết xưa Hà Nội
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nỗi nhớ quê cha, đất mẹ của họ lại càng thêm da diết. Đón Tết cổ truyền nơi quê hương thứ hai nhưng trong lòng họ vẫn cố gắng giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Hà Nội để tìm lại chút bóng dáng của quê hương; để con cháu, bạn bè biết, hiểu thêm về những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội và vơi đi phần nào nỗi nhớ.
Họ cũng biết rằng, xa Hà Nội đã bao lâu, Thành phố bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Hà Nội đang không ngừng thay đổi để phát triển, xứng đáng với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.
Lướt mạng xã hội, thấy bạn bè, người thân quê nhà cập nhật liên tục về Tết ở quê nhà, trong lòng mỗi người lại rộn ràng, bâng khuâng bao nỗi nhớ, hoài niệm về những cái Tết của ngày xưa. Trong đó có bà Trần Thị Nụ (xóm Tân Bình), bà cho biết đã rời Hà Nội vào năm 1978 theo diện kinh tế mới để đến Lâm Hà làm việc và sinh sống. Mấy chục năm qua, mỗi khi Tết đến xuân về, ký ức về những mùa Xuân ở Thủ đô dường như chỉ mới ngày hôm qua.
Đó là cái Tết dù đơn sơ nhưng lại chứa chan nghĩa tình và mang một hương vị rất khác so với bây giờ: Là hình ảnh các băng rôn đỏ “Chúc mừng năm mới” hoặc một khẩu hiệu “rất truyền thống” Mừng Đảng, mừng Xuân, năm mới thắng lợi mới" được treo khắp phố phường; đôi khi đơn giản là cành đào thắm, hộp mứt, hương thơm của nước lá mùi già hay cảnh cả nhà quây quần gói bánh chưng, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng. Thuở ấy, pháo làm bằng giấy điều và thuốc than xoan nên mùi ít khét, xác pháo xé đều rải khắp mặt đất giống như những cánh hoa đào tô điểm sắc xuân sang...
Những ngày này, tại vườn đào Nhật Tân của ông Nguyễn Quang Lâm (thị trấn Nam Ban) các nhân công đang tất bật vặt lá để nuôi dưỡng nụ hoa. Là một giáo viên công tác ở địa phương, ông Lâm trồng đào từ năm 1996 xem như một nghề tay trái và để cho vơi nỗi nhớ quê hương. Vùng Nam Ban được xem là nơi trồng đào Nhật Tân nhiều nhất của Lâm Hà và cả tỉnh Lâm Đồng, nơi đây luôn thu hút người dân đến tham quan tìm mua về trưng Tết.
Nhờ có những vườn đào Nhật Tân như thế, nhiều người Hà Nội luôn tìm đến để được ngắm nhìn hoa đào nở, để được sống trong không khí Tết của quê hương. Dù ở xa, họ vẫn luôn giữ được cốt cách của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vẫn thanh lịch, vẫn giữ giọng nói miền Bắc và trái tim luôn hướng về quê hương... Họ đều mong rằng Hà Nội sẽ tiếp tục cất cánh bay cao, bay xa hơn nữa.
Sau ngày thống nhất đất nước, non sông liền một dải, Đảng ta đã ra chủ trương phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Ngày 10/10/1975, trong khi người Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô trong niềm vui đất nước được hoàn toàn thống nhất. Thời điểm đấy, đoàn cán bộ do các đồng chí Nguyễn Xuân Bảy - Thành ủy viên, Trần Duy Dương - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu, lên đường vào Lâm Đồng. Nhiệm vụ của họ là thực hiện chủ trương của Đảng, khảo sát vùng đất mới, làm tiền đề cho việc khai hoang mở đất, tạo nên vùng kinh tế mới Hà Nội ngày nay trên cao nguyên Lâm Đồng. Đến năm 1976 tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hà Nội phối hợp, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và thống nhất lấy Nam Ban - Lán Tranh với diện tích tự nhiên khoảng hơn 42,6 ngàn hecta (lúc đó thuộc huyện Đức Trọng) để xây dựng vùng kinh tế mới. Nam Ban hồi đó được coi là trung tâm của khu kinh tế mới Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai họa bất ngờ ập đến trước thềm đoàn tụ, Lan Anh nhập viện cấp cứu

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Nhận định trận nữ Tây Ban Nha vs nữ Đức: Cuộc đụng độ đỉnh cao

Nhận định Ostrava vs Legia: Cuộc đối đầu đầy ẩn số tại Europa League

Nhận định trận FC Astana vs Zimbru Chisinau: Chủ nhà khẳng định đẳng cấp
Tin khác

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công
Tôi yêu Hà Nội 22/07/2025 21:21

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"
Media 21/07/2025 18:59

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới
Tôi yêu Hà Nội 12/07/2025 08:08

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành
Tôi yêu Hà Nội 09/07/2025 21:01

Cổng làng trong lòng phố
Tôi yêu Hà Nội 06/07/2025 17:46

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã
Tôi yêu Hà Nội 21/06/2025 14:00

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"
Tôi yêu Hà Nội 20/06/2025 19:13

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu
Tôi yêu Hà Nội 20/06/2025 13:36

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập
Tôi yêu Hà Nội 18/06/2025 14:53

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau
Tôi yêu Hà Nội 16/06/2025 13:47