--> -->

Lòng vẫn nhớ về Hà Nội...

Những người con của đất kinh kỳ vẫn luôn đau đáu giữ gìn và chắt lọc những tinh tuý của văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với niềm tự hào mang tầm vóc dân tộc. Bởi xét trên mọi góc độ , những nét Hà Nội nhất cũng là nét văn hoá đặc trưng nhất của người Việt. Gìn giữ để những nét văn hoá ấy không chỉ còn là ký ức, hoài niệm về một thời đã qua. 
long van nho ve ha noi Tinh túy đất kinh kỳ
long van nho ve ha noi Vang ca khúc khải hoàn
long van nho ve ha noi Tháp Rùa hồ Gươm

“Dù có đi bốn phương trời/Lòng vẫn nhớ về Hà Nội...”, câu hát ấy ngân vang mãi không chỉ trong lòng những người con xa Hà Nội, mà ngay cả những ai đang sống giữa lòng Hà Nội. Không chỉ là nỗi nhớ quê hương đơn thuần, nỗi nhớ về Hà Nội bao hàm một nghĩa rộng lớn, bởi dù sống trong hoàn cảnh nào, người Hà Nội vẫn giữ được nét hào hoa phong nhã được mô tả đậm nét trong câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An”.

long van nho ve ha noi
Hồ Gươm

Tràng An là chỉ kinh đô Thăng Long – Hà Nội, thanh lịch chính là phong cách sống đẹp của người dân bao đời trên đất kinh kỳ. Đẹp trong rất nhiều thứ ăn: Ăn nói, ăn mặc, ăn học, ăn chơi, ăn ở… trong đó chứa đựng nét đẹp từ giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường…

Nét Tràng An ấy được khắc họa qua hình ảnh của người Hà Nội đầy văn hóa. Một Hà Nội xưa được hình dung qua những nét phác họa vô cùng đẹp đẽ. Nơi đó khi ra đường, nam thanh nữ tú đều khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống, dáng vẻ lịch thiệp, khoan thai; nơi mà người ta nói chuyện với nhau nhẹ nhàng, lễ phép, kính nhường; nơi mà cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng không so đo, toan tính; cuộc sống lặng lẽ, êm đềm…

long van nho ve ha noi
Chùa Tây Phương

Đó chính là thanh lịch. Vậy nét đẹp của người Hà Nội có phải chỉ là quá khứ? Vậy thì tại sao “Dù có đi bốn phương trời/Lòng vẫn nhớ về Hà Nội”? Hà Nội của một thời đạn bom, một thời hòa bình kia mà. Có phải vì Hà Nội đã để lại trong mỗi chúng ta những vóc dáng, hình hài và niềm tự hào không chỉ đối với những người con của đất kinh đô mà của cả dân tộc.

Ấy nhưng, trong sự phát triển như vũ bão cũa xã hội, trong cái tồn tại hay không tồn tại, cần thiết phải hội nhập, không những đối với các vùng miền mà là hội nhập toàn thế giới ấy, liệu những nét thanh lịch của đất kinh kỳ có phai nhạt? Bởi thế có ý kiến cho rằng người Hà Nội thanh lịch khi xưa là tiểu tư sản lỗi thời, cuộc sống hiện tại không cho phép sống chậm, từ tốn nhỏ nhẹ mà phải hoà vào dòng xoáy của cơ chế thị trường để tồn tại.

long van nho ve ha noi
Làng lụa Vạn Phúc

Theo tôi, không phải vậy, chính cái thanh lịch của người Tràng An đã hun đúc nên một nền văn hoá Thăng Long rất riêng, rất đáng tự hào của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nếu ta được tiếp xúc với những gia đình người Hà Nội gốc, ta sẽ thấy chất văn hoá thật tự nhiên đã ngấm sâu vào máu họ, truyền từ đời này sang đời khác.

Tất nhiên cuộc sống trong một đô thị phát triển, với hội nhập nhiều nền văn hoá khác nhau, đã ít nhiều làm mai một những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của Hà Nội xưa, song ta vẫn nhận ra nét Tràng An còn đậm rõ giữa lòng Hà Nội trong mỗi con người yêu Hà Nội, luôn hướng về Hà Nội.

long van nho ve ha noi
Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Và như thế, dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn giữ gìn, bảo tồn nét thanh lịch truyền thống. Dẫu xã hội có phát triển đến đâu đi chăng nữa, thì mỗi chúng ta dẫu có là người dân đất kinh kỳ hay ở bất kể đâu vẫn muốn giữ những nét văn hoá rất đặc trưng ấy. Cái văn hoá ấy được kết tinh từ những điều giản dị nhất , từ lời ăn tiếng nói mộc mạc ân tình, đến cách ứng xử tình nghĩa, bao dung giữa con người với con người.

Hồn cốt Hà Nội vẫn ẩn chứa trong những phố phường tấp nập, bên Tháp Rùa rêu phong, Hoàng thành cổ kính, là những toà tháp mới được xây dựng cao chọc trời; những hàng cây cổ thụ ngàn năm tuổi, bên cạnh những hàng phượng vĩ mới được vun trồng; bên cạnh những nhà hàng cơm tây, cơm Tầu… vẫn phảng phất hương vị của mẹt bún chả, bát bún riêu; và quên sao được cái thơm phưng phức của cốm làng Vòng trong những chiếc bánh cốm cổ truyền.

long van nho ve ha noi
Ảnh: Đỗ Huệ

Trong những cuộc trà dư tửu hậu, có ý kiến hùng hồn cho rằng, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc Hà Nội mở rộng với dân số nội thành bằng dân số ngoại thành, lại có hàng chục vạn lao động chân tay các tỉnh về kiếm sống, Hà Nội đã trở nên nhếch nhác, và dĩ nhiên cái văn hoá Tràng An sẽ khó mà lưu giữ.

Theo tôi không thể đánh giá như vậy, nếu để tâm nghiên cứu về một Hà Nội ngàn năm văn hiến, ta sẽ thấy không phải ngẫu nhiên mà Thăng Long Hà Nội được gọi với cố danh Kẻ Chợ, vì ngoài giá trị kinh đô của đất nước, nơi đây được nhìn nhận như một trung tâm giao thương với hệ thống chợ truyền thống nổi tiếng. Những mặt hàng mang đến chợ đều do các làng, xã quanh thành trồng cấy, sản xuất đem vào đổi chác, bán mua.

Mỗi chợ như thế là một không gian văn hoá hết sức phong phú và rộng mở, con người thoả sức ghi nhận những dấu ấn sâu đậm về đặc sản vùng miền, những lề thói dân dã... Ở đó cao hơn hết là những mối quan hệ, những trao gửi ân tình, những niềm vui, nỗi buồn được chia sẻ thân tình. Hơn nữa, việc hợp nhất Hà Tây vào Hà Nội, theo các nhà nghiên cứu văn hoá là làm phong phú thêm nét văn hoá hào hoa của người Hà Nội.

Sơn Nam Thượng, một trong những trấn cổ của tỉnh Hà Tây cũ là đất trăm nghề; xứ Đoài (Sơn Tây) là mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời, chính họ đã tạo lập nên 36 phố phường Hà Nội xưa với những nét văn hoá đa dạng và đặc trưng của đất kinh kỳ và trở thành những người Hà Nội gốc lâu đời.

Xứ Đoài cũng là quê hương của nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Gấm và lụa vân Vạn Phúc; lụa, the, lĩnh La Khê; tiện gỗ Nhị Khê; thợ nề, thợ mộc làng Chàng; thợ đá ở Hoàng Xá... Hà Tây không chỉ là đất trăm nghề mà còn là đất của những điệu dân ca, nghi lễ dân gian mang những nét văn hoá rất đặc trưng, như: Hò Dô (Quốc Oai); chèo Tàu (Đan Phượng); múa sênh tiền (Phú Xuyên); trống quân (Thường Tín); phường rối Tế Tiêu, Thạch Xá, Chàng Sơn...

Ở góc độ lịch sử, Xứ Đoài là nơi cư trú lâu đời của người Việt cổ, là nơi khởi nguồn của nền văn minh lúa nước có cách đây mấy ngàn năm. Xứ Đoài có làng cổ Đường Lâm nổi tiếng, nơi đã sinh ra hai vua Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) và Ngô Quyền. Sử sách còn ghi lại chiến công hiển hách của Ngô Quyền, một vị Vua tài năng trong lịch sử đánh đuổi giặc Nam Hán và khai sinh nền độc lập đầu tiên cho nhà nước vào năm 938.

Nói đến Xứ Đoài cũng phải nhắc đến hai danh thần nổi tiếng làm quan đồng triều là Tô Hiến Thành quê ở Đại Mỗ và Đỗ Kính Tu quê ở Vân Canh. Đó là hai danh tướng văn võ song toàn, với nhân cách cao thượng, hết lòng tận trung với nước.

Lịch sử cũng còn mãi ghi ơn công lao của Nguyễn Trãi, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; vị Thám hoa Giang Văn Minh, sứ thần Đại Việt thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) bất khuất trước triều đình phương Bắc, thà chết để chứng minh một nước Nam bất khuất kiên cường và rất nhiều danh nhân khác cùng bao người con Xứ Đoài đã được lưu danh trong sử sách...

Xét về mặt con người, người Xứ Đoài có tính cách bộc trực, ngay thẳng , sống khẳng khái, khoan dung, nổi tiếng hay làm và cũng rất khéo tay, chính vì vậy mà nơi đây mới có nhiều nghề như thế. Văn hoá Xứ Đoài có bề dầy và rộng như thế, vậy cớ sao làm phai nhạt nét thanh lịch đất kinh kỳ được.

Sự hợp nhất Hà Tây với Hà Nội đã để lại những hoài niệm, những suy nghĩ của những người con Xứ Đoài về một địa danh, một mảnh đất giàu bản sắc văn hoá, gắng sức xây dựng văn hoá Xứ Đoài hoà quyện với văn hoá Thăng Long, để văn hoá của đất kinh kỳ thêm đậm đà bản sắc và tồn tại mãi với thời gian.

Cũng phải kể đến, trên địa bàn Hà Nội từ 5 cửa ô đổ vào có bao nhiêu tên làng bên tên phố, những làng truyền thống như làng hoa Ngọc Hà, làng Bưởi, làng Vòng, làng Mọc, làng Yên phụ... Cái văn hoá làng từ bốn ngàn năm đã chắt lọc nên tinh hoa văn hoá của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của họ là lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

Những nét văn hoá Hà Nội nhất cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của cả nước. Những người dân với lối sống giản dị, khiêm nhừơng, ân tình, niềm nở và mộc mạc trong giao tiếp chính là những người tiêu biểu của Hà Nội văn hiến. Hơn ai hết họ biết được sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Bởi vậy người Hà Nội đâu phải là người dân đô thị lạnh lùng, "đèn nhà ai nhà nấy rạng" mà ngược lại luôn quan tâm đến nhau khi "tối lửa tắt đèn"...

Đó chính là nét đẹp văn hoá cộng đồng của người Hà Nội. Thế nhưng tại sao trong bài thơ "Mẹ ra Hà Nội thăm con" của Lê Đình Cánh, có câu: "Lên thang chẳng dám bước dài/Vào khu tập thể gặp ai cũng chào..." lại trở nên nổi tiếng vậy? Có phải vì cái nét văn hoá cộng đồng của người Hà Nội đã bị phai nhạt? Chỉ có người "nhà quê" mới gặp ai cũng chào.

Hình ảnh ấy khiến mỗi người con Hà Nội không khỏi không suy nghĩ. Lại có chuyện nhà ai cũng cửa đóng then cài, có ai hỏi thăm nhà người hàng xóm ngay bên cạnh cũng không biết là ai. Giờ đây khi nhiều dãy nhà cao tầng hiện đại mọc lên, thì chuyện "hàng xóm láng giềng" có lẽ còn lặng lẽ hơn.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, con người có thay đổi nếp sống thế nào để phù hợp với thời đại thì hồn cốt của thanh lịch Tràng An vẫn không thể mai một. Những người con của đất kinh kỳ vẫn luôn đau đáu giữ gìn và chắt lọc những tinh tuý của văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với niềm tự hào mang tầm vóc dân tộc. Bởi xét trên mọi góc độ , những nét Hà Nội nhất cũng là nét văn hoá đặc trưng nhất của người Việt.

Gìn giữ để những nét văn hoá ấy không chỉ còn là ký ức, hoài niệm về một thời đã qua. Chắc chắn Hà Nội sẽ phát triển hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa trong xu thế hội nhập quốc tế, song những nét văn hoá đặc trưng của Hà Nội sẽ còn mãi theo thời gian. Để mỗi khi nhớ về Hà Nội là nhớ về những cái đẹp, cái cao thượng, chứ không phải nhớ để tiếc nuối bởi mất đi một nét văn hoá đặc trưng rất Hà Nội, rất Việt Nam. Khi ấy ta lại đắm mình, thả hồn vào giai điệu của lời ca" "Dù có đi bốn phương trời/Lòng vẫn nhớ về Hà Nội..."

Nguyễn Hải Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Xem thêm
Phiên bản di động