-->

Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. Trong đó yêu cầu rà soát, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy, tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thu hút các chuyên gia giỏi để phát triển nguồn nhân lực đường sắt đô thị.
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Chỉ thị nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị còn chậm, gặp nhiều thách thức và khó khăn. Nguồn lực đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay ODA, dẫn đến bị ràng buộc về cơ chế và công nghệ. Mô hình tổ chức quản lý dự án còn bất cập, các dự án đầu tư xây dựng thường xuyên chậm tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến đội vốn, lãng phí...

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu do thiếu sự đồng bộ trong phối hợp triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển các dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị; cơ chế, kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm đối với các cấp, ngành chưa sâu sát, chưa hiệu quả...

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần thống nhất nhận thức và hành động về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. Trong đó xác định đường sắt đô thị là trục xương sống của mạng lưới vận tải hành khách công cộng Thủ đô. Việc đầu tư hiệu quả và sớm đưa vào khai thác vận hành các tuyến đường sắt đô thị sẽ nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, giảm ùn tắc giao thông và sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng Thủ đô.

Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Hà Nội phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, nhằm đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng.

Phát triển giao thông đường sắt đô thị phải đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, dần tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, đảm bảo thân thiện với môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp đường sắt, từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, chế tạo phương tiện, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ vận hành bảo dưỡng đường sắt đô thị.

Huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa phương thức đầu tư hệ thống đường sắt đô thị, trong đó nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Kết hợp bài bản giữa phát triển từng bước vững chắc với những giải pháp đột phá để hình thành mạng lưới hoàn chỉnh, thông suốt, liên kết đa phương thức với các hình thức vận tải khác; đồng thời chú trọng vận hành, bảo trì đảm bảo khai thác hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận rộng rãi và quyết tâm cao trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị của Thủ đô. Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đường sắt đô thị đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, phát triển giao thông vận tải của thành phố. Quá trình triển khai, phải quán triệt, thực hiện tốt phương châm: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”.

Chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành của Trung ương để rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đảm bảo đồng bộ, hiệu quả nhằm tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển giao thông đường sắt đô thị bằng nhiều phương thức và hình thức khác nhau (đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, cơ chế vay lại trái phiếu Chính phủ...).

Tiếp tục thu hút mạnh mẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các chính phủ, tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA để nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đầu tư cho giao thông đường sắt đô thị. Cụ thể hóa các chính sách nhằm sử dụng và khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thông qua cơ chế giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn. Rà soát, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư để tạo môi trường đầu tư bình đẳng, lành mạnh, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào phát triển giao thông đường sắt đô thị.

Rà soát và cập nhật điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cùng với việc điều chỉnh các Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, kết nối liên vùng để phát huy tối đa các lợi thế của loại hình đường sắt đô thị trong phát triển và tái phát triển đô thị.

Nghiên cứu, đề xuất áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng) trong quy hoạch để khai thác và sử dụng hiệu quả giá trị từ quỹ đất, không gian ngầm tại khu vực xung quanh các nhà ga, khu vực depot. Rà soát các quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, khu vực TOD và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD. Đồng thời, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các công trình lịch sử, văn hóa tại khu vực có các tuyến đường sắt đô thị. Phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, nhằm đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng.

Triển khai Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để đề xuất các giải pháp mới, với những phương thức quản lý dự án mới, nhằm hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị. Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông xanh và sạch nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon do các phương tiện giao thông gây ra. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng, quốc tế và mô hình TOD cho các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở Luật Thủ đô năm 2024, tiếp tục nghiên cứu các chính sách về việc huy động và cơ chế quản lý đặc thù để tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội.

Rà soát, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy, tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thu hút các chuyên gia giỏi để phát triển nguồn nhân lực đường sắt đô thị... Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đa dạng hoá liên kết, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt đô thị để học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút các tập đoàn, công ty quốc tế về sản xuất, cung cấp phương tiện, trang thiết bị đường sắt thiết lập các cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam và chuyển giao khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước.

Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống định mức, đơn giá thống nhất cho các dự án đường sắt đô thị đảm bảo sự đồng bộ, khả năng tích hợp các tuyến đường sắt đô thị để nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí vận hành, bảo trì. Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng và phương tiện kinh doanh vận tải đường sắt đô thị.

Sớm triển khai xây dựng và hoàn thiện trung tâm điều hành tập trung hệ thống đường sắt đô thị (NOCC), hệ thống vé (AFC) bảo đảm kết nối liên thông dữ liệu.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu hằng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá để kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến, giải pháp sáng tạo, đột phá trong quá trình triển khai, thực hiện. Đồng thời có biện pháp kiểm điểm, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đường sắt đô thị của Thủ đô.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

(LĐTĐ) Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV,NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước.
30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, trong đó có 10 điểm tầm cao kết hợp tầm thấp, thời gian 15 phút.

Tin khác

Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công

Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công

(LĐTĐ) Ngày 25/1/2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về việc tổ chức hoạt động Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về tăng cường tuyên truyền, phòng chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố

Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thí điểm thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trên phạm vi toàn Thành phố đến ngày 30/6/2025.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì

Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Thanh Trì khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) để tiến hành xem xét, quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND huyện; bầu kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐND huyện; Trưởng ban Pháp chế HĐND huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động