Đón Tết giữa lòng Thủ đô
"Rừng trúc" thu nhỏ giữa lòng Thủ đô Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô |
Với nhiều hoạt động đón Tết hấp dẫn, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã trở thành nơi hội tụ sắc màu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội.
Dạo quanh một vòng qua các vùng miền đất nước, khám phá văn hóa của các dân tộc thiểu số, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo của 54 dân tộc anh em, đó sẽ là hành trình trải nghiệm hấp dẫn trong những ngày đầu xuân năm mới tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tham gia giao lưu với đồng bào các dân tộc. |
Trong những ngày Tết Nguyên đán, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động vui Xuân đón Tết phục vụ nhu cầu vui chơi, trải nghiệm của người dân.
Khởi đầu là hoạt động “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” diễn ra từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025 tại đây, với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán phong phú như: Tái hiện Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên Tái hiện không gian Phiên chợ vùng cao, tái hiện Lễ Mừng cơm mới của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa. Giới thiệu, trình diễn nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào vùng cao...
Như thông lệ, vào đêm Ba mươi, rạng sáng mùng Một Tết Nguyên đán sẽ có hoạt động chúc phúc cầu an cho năm mới tại Chính điện chùa Khmer và chùa Pháp Vân với đầy đủ nghi lễ trong không khí trang nghiêm, ấm cúng. Từ ngày mùng Một đến mùng Bốn Tết sẽ có rất nhiều hoạt động đón Tết cổ truyền nổi bật như: Giới thiệu các nghi thức đón Tết của đồng bào các dân tộc theo truyền thống vùng, miền; Giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa. Chương trình “Bát hội đầu xuân” tại quần thể chùa Khmer đến một số làng dân tộc.
Hòa vào không khí vui tươi, rộn rảng của ngày xuân là các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném pao, nhảy sạp, đi cà kheo, kéo co, bập bênh, đánh đu… tạo nên điểm nhấn đặc sắc của nơi này.
Ẩm thực là bức tranh màu sắc phong phú, đa dạng không thể thiếu tạo nên bản sắc riêng độc đáo của từng vùng miền, ẩn chứa trong đó giá trị nhân văn sâu sắc, mang đậm hồn - cốt của từng dân tộc. Một trong những điểm nhấn không thể thiếu đó là các món ăn đặc sắc của đồng bào Tây Bắc như: xôi ồ, thịt gà nấu măng, rau đồ, cá nướng, thịt lợn rừng, xôi màu…
Người Mường có câu: “ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” thể hiện nét đặc trưng của người Mường. Cơm đồ là một món ẩm thực đặc biệt nó vừa thơm vừa dẻo, cơm đồ theo người Mường lên nương, xuống chợ, đi thăm thú chỉ cần một gói xôi đồ một ít muối dổi hay muối ớt là người Mường ngon miệng, no đủ.
Và không thể thiếu là sự đa dạng với nhiều món bánh đặc biệt gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Tây Nguyên như: bánh tình yêu a quát (làng dân tộc Tà Ôi), bánh sừng trâu (làng dân tộc Xơ Đăng), bánh may mắn (làng dân tộc Ê Đê)…, đến những món ăn đặc trưng của người Nam bộ như: như bánh tét, cốm dẹt, đường thốt nốt...
Được thưởng thức những món ngon của đồng bào dân tộc, ngồi trên nhà sàn lắc lư theo tiếng Cồng chiêng Tây Nguyên, đắm chìm trong làn điệu múa xòe của cô gái Thái là điều thú vị mà không phải ở đâu cũng có.
Cũng trong thời gian này, hoạt động gắn kết tại Làng được tổ chức như Lễ dựng cây Nêu ngày Tết,“Bữa cơm đoàn viên”, làm tăng thêm sự sẻ chia, đoàn kết trong cộng đồng bà con dân tộc.
Lễ hội mùa Xuân diễn ra với các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân như: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa…, giới thiệu và trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm được các nghệ nhân thể hiện điêu luyện góp phần tạo nên không gian văn hóa đặc sắc, vui tươi, rộn ràng trong những ngày đầu năm.
Du xuân về với “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em không thể thiếu không gian trưng bày, bán đồ lưu niệm, giới thiệu sản vật địa phương và đặc sản dân tộc nơi bà con sinh sống.
Muốn tìm mua mật ong, măng rừng, thịt trâu gác bếp, thịt lợn hun khói,.. những loại thuốc lá gia truyền như xạ đen, tam thất, cao thuốc…cùng những món đồ lưu niệm thú vị: bộ cồng chiêng Mường thu nhỏ, nhạc cụ truyền thống, khăn phiêu, quần áo thổ cẩm,…thì không thể không nhắc đến những điểm làng nổi bật như làng dân tộc Tày, Dao, Mường, Thái… của đồng bào ở vùng núi phía Bắc.
Để tìm sản vật của người Tây Nguyên có thể ghé thăm không gian bày bán và giới thiệu sản vật địa phương tại các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Ê Đê… với những tấm rèm thủ công tinh xảo, các loại hạt điều, mắc ca, ca cao, ươi, cà phê hảo hạng của vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.
Chính tại nơi đây, du khách có thể gói ghém và mang về trọn vẹn tinh hoa của mỗi dân tộc. Thực hiện hành trình khám phá Làng cũng có thể coi như đã thực hiện được “một vòng Việt Nam” thu nhỏ.
Bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S này thì tình đồng bào, tình đồng chí, tình đoàn kết dân tộc luôn thấm sâu vào máu thịt của mỗi người. Dù có đi đâu, về đâu tất cả đều chung một nguồn cội. Đất trời rộn ràng tiễn đưa những thời khắc cuối cùng của năm cũ với nhiều xúc cảm. Lòng người tưng bừng, hân hoan đón chào năm mới nhiều khởi sắc. Đón xuân mới, mong bình an, hạnh phúc đến với tất cả đồng bào 54 dân tộc anh em.
Theo thông lệ, các làng dân tộc sẽ đi chúc Tết, thăm hỏi, giao lưu những ngày đầu Xuân. Không khí ấm cúng bao trùm qua màn đón tiếp khách theo phong tục năm mới của đồng bào làm cho nét văn hóa truyền thống của cả dân tộc như được gói gọn, chất đầy trong không gian văn hóa đặc sắc của khu Làng nhỏ bé này. |
Nên xem
Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật
30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Tin khác
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 21:22
Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 21:16
Hiện thực hóa chính quyền đô thị
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 16:43
Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 15:05
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 09:05
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:36
Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:23
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025
Nhịp sống Thủ đô 26/01/2025 18:17
Những gánh hàng hoa
Nhịp sống Thủ đô 26/01/2025 15:23
9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”
Thủ đô 26/01/2025 15:16