--> -->

TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xây dựng bảng giá đất mới theo sát giá thị trường nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của Nhà nước, người dân có đất bị thu hồi và doanh nghiệp làm dự án.
Thành ủy TP.HCM lấy ý kiến người dân về bảng giá đất mới Tiền sử dụng đất tại TP.HCM được tính thế nào với hồ sơ nộp trước ngày 1/8? Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Bất cập bảng giá đất cũ

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM: Bảng giá đất cũ đang áp dụng căn cứ theo Quyết định số 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM tồn tại 3 bất cập lớn. Cụ thể, bảng giá đất này đã ban hành qua 10 năm và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất trên địa bàn Thành phố. Bảng giá đất cũ chưa cập nhật giá tái định cư đã phê duyệt để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư.

TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường
Nhiều tuyến đường tại TP.HCM sẽ được điều chỉnh bảng giá đất theo sát giá thị trường.

Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 không quy định phương pháp áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể đối với các khu đất có giá trị theo bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng như Luật Đất đai 2013 và một số nghị định liên quan của Chính phủ.

Trong khi đó, bảng giá đất mới (đang xây dựng) có nhiều điểm mới. Cụ thể, nếu bảng giá đất cũ được sử dụng để làm căn cứ trong 6 trường hợp, thì bảng giá đất mới theo Luật đất đai 2024 áp dụng cho 12 đối tượng, trong đó có đối tượng là tái định cư, người được giao đất ở tái định cư trong trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất ở; tính giá thời điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất…

Bảng giá đất mới sẽ có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM. Theo tính toán của Sở TNMT Thành phố, bảng giá đất mới điều chỉnh sẽ có 9 tác động tích cực. Trong đó người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây; nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

“Chênh lệch địa tô” được xử lý hài hòa hơn, bảo đảm sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước do hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập như “đất hai giá” hoặc mua bán chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, nhà ở “hai giá”.

Bảng giá đất mới không tác động đến việc định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại do các dự án này được tính theo phương pháp thặng dư, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trên địa bàn Thành phố, đồng thời điều chỉnh giá bán các sản phẩm bất động sản phù hợp hơn, tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu có thể tiếp cận.

Cùng với đó, các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ thực hiện triển khai theo đúng tiến độ, không bị ách tắc; khắc phục được tình trạng kê khai giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá thực tế.

Hoàn thiện phương án giá đất điều chỉnh

Để hoàn thiện và ban hành bảng giá đất mới trong thời gian gần nhất, Sở TNMT TP.HCM đang lấy ý kiến rộng rãi của ngươi dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên cơ sở 4 phương án giá điều chỉnh. Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên không điều chỉnh và tiếp tục áp dụng bảng giá đất theo Quyết định số 02. Phương án 2: Sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo Quyết định số 02 theo cách lấy giá đất quy định tại Quyết định số 02 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56 của UBND Thành phố.

Phương án 3: Đối với giá đất các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư, sẽ thực hiện thu thập thông tin, điều chỉnh theo giá đất thực tế trên thị trường để áp dụng giá đất tải định cư; đối với giá đất các tuyến đường theo Quyết định số 02 sẽ lấy giá đất tại Quyết định số 02 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56.

TP.HCM: Gấp rút xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường
Bảng giá đất điều chỉnh kỳ vọng sẽ sát với giá thị trường, đảm bảo quyền lợi phù hợp hơn đối với những hộ dân có đất bị thu hồi, được tái định cư.

Tuy nhiên, theo Sở TNMT TP.HCM, cả 3 phương án này có hạn chế là không phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TP.HCM, không tạo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất, vẫn chênh lệch với giá bồi thường thực tế rất lớn.

Trong khi đó, phương án 4 sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024. Căn cứ cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh Bảng giá đất.

Dự thảo bảng giá đất mới được Sở TNMT TP.HCM xây dựng tăng phổ biến từ 10 - 20 lần so với giá đất của bảng giá đất hiện hành quy định tại Quyết định số 02 của UBND TP.HCM. Giá đất cao nhất tại TP.HCM là 810 triệu đồng/m2 của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1), tăng 5 lần so với giá đất 162 triệu đồng/m2 của bảng giá đất cũ. Sẽ có thêm 557 tuyến đường điều chỉnh giá đất so với 4.565 tuyến cũ như trước đây.

Phân theo địa bàn, giá đất nông nghiệp 9 quận, thành phố Thủ Đức sẽ bị ảnh hưởng gồm quận 12 (1.133ha), Tân Phú (27,9ha), Bình Tân (854ha), huyện Nhà Bè (4.624,1ha), huyện Củ Chi (31.127,7ha), huyện Hóc Môn (5.235,2ha), huyện Bình Chánh (16.555,1ha), huyện Cần Giờ (46.975.7ha), thành phố Thủ Đức (4.558.2ha) với tổng diện tích đất nông nghiệp còn lại gần 111.091ha.

Việc điều chỉnh bảng giá đất mới được thực hiện căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, tiến hành trên cơ sở tuân thủ 7 bước. Hiện nay tiến độ thực hiện đã hoàn thành bước 5, Sở TNMT TP.HCM đã trình các dự thảo để Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố thẩm định; đồng thời đã và đang tham gia lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo. Về lộ trình ban hành, bảng giá đất điều chỉnh trải qua 3 giai đoạn gồm từ ngày 1/8/2024 - 31/12/2025, từ ngày 1/1/2026 - 31/12/2026 và từ ngày 1/1/2027 trở đi.

UBND TPHCM vừa có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP.HCM. Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường và Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7/2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 19/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Quảng Oai đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần tri ân đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.

Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động