--> -->

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện Tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9

Sở GD&ĐT thực hiện việc sắp xếp, điều động, biệt phái, phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ thực hiện rà soát, xác định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay cấp huyện đang thực hiện để điều chỉnh chuyển về cấp tỉnh (Sở GD&ĐT) hay UBND xã quản lý; thực hiện các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục hoạt động bình thường, thông suốt, liên tục không gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. (Ảnh minh họa)

Nội dung quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục phải được giao cho cơ quan có chuyên môn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ về quyết định vị trí việc làm, định mức tài chính về giáo dục thực hiện giao biên chế, phân bổ ngân sách cho giáo dục trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm phân cấp mạnh nhưng không buông lỏng; không bỏ sót, không gián đoạn, không chia cắt nội dung quản lý về chuyên môn về giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thống nhất thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đối với chuyên môn của ngành; tuyển dụng, sắp xếp, điều động, biệt phái, phát triển đội ngũ nhà giáo do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở GD&ĐT) thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh để thực hiện điều tiết chung, xử lý tình huống thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Giao đầu mối quản lý nhà nước cho cấp nào có đủ nguồn lực duy trì và phát triển

Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND cấp tỉnh không để xảy ra khoảng trống, chồng chéo hoặc phân tán nhiệm vụ quản lý, nhất là các lĩnh vực then chốt như: Chỉ đạo chuyên môn, nội dung chương trình, quản lý đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất trường học, thanh tra, kiểm tra.

Khi thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục, phải bảo đảm tính đồng bộ với định hướng các Luật đang được Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội thông qua (Luật Nhà giáo; Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung; Luật Chính quyền địa phương sửa đổi; Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi…) để thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành Giáo dục.

Bộ GD&ĐT lưu ý UBND cấp tỉnh thực hiện giao đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục cho cấp nào có đủ nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực để bảo đảm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục; phân biệt rõ giữa nhiệm vụ chuyên môn (giao Sở GD&ĐT trực tiếp thực hiện) và nhiệm vụ hành chính, địa bàn (giao UBND cấp xã trực tiếp thực hiện); gắn phân cấp với cơ chế kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong điều kiện tốt nhất ở địa phương.

Chính quyền cấp xã quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non

Trước đó, ngày 7/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp, tổ chức lại.

Về tổ chức thực hiện, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non theo Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành văn bản hướng dẫn nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục do cấp huyện đang quản lý chuyển cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục hoạt động bình thường, thông suốt, liên tục không gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong việc đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những vướng mắc, sai phạm (nếu có).

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi găm hàng đội giá, thao túng giá

Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi găm hàng đội giá, thao túng giá

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả, phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, tận dụng cơ hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội ngay trong quý 3 và cả năm 2025, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng trong nước và thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng trong nước và thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng miếng trong nước đồng loạt tăng giá thêm 500 nghìn đồng/lượng, niêm yết giá bán ra ở mức 121,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn bán ra cao nhất ở mức 119,2 triệu đồng/lượng.
Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Theo Điều 26 của Luật Nhà giáo 2025, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, Luật Nhà giáo 2025 cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ được nghỉ hưu sớm và kéo dài tuổi nghỉ hưu so với quy định.
Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan hàng hóa đối với các nước nhập vào Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Hôm nay (13/7), giá dầu thế giới duy trì đà tăng, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp. Hợp đồng dầu Brent tăng khoảng 3%, trong khi dầu WTI cộng thêm hơn 2,2%. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.
Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Trong nửa đầu năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Với những hoạt động chủ động, đa dạng và sâu sát, MTTQ Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng vào sự minh bạch, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước mà còn là cầu nối vững chắc giữa chính quyền và nhân dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân Thủ đô.
Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Trong dòng chảy biến động của thế kỷ XXI, người Hà Nội bước vào kỷ nguyên mới không chỉ với hành trang truyền thống “thanh lịch, văn minh”, mà còn với tinh thần tiên phong, bản lĩnh và sáng tạo. Thích ứng với thời đại số, hội nhập quốc tế và đổi mới toàn diện, con người Hà Nội được kỳ vọng sẽ là hình mẫu hiện đại mà vẫn giữ vững bản sắc.

Tin khác

Hà Nội dành khoảng 3.063 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học

Hà Nội dành khoảng 3.063 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học

Tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố năm học 2025 - 2026 với kinh phí khoảng 3.063 tỷ đồng.
Thời điểm công bố và địa chỉ tra cứu kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thời điểm công bố và địa chỉ tra cứu kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lịch công bố điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là vào 8h ngày 16/7. Thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT (https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn).
Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nói tục, chửi bậy không còn là hiện tượng cá biệt trong trường học mà đang dần trở thành "thói quen" của nhiều học sinh. Từ sân trường đến mạng xã hội, ngôn ngữ lệch chuẩn len lỏi và lây lan như một căn bệnh khó kiểm soát, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh văn hóa giao tiếp học đường ngay từ những điều nhỏ nhất.
Nhiều trường đại học dự kiến hạ điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm thi THPT

Nhiều trường đại học dự kiến hạ điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm thi THPT

Trước dự báo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay thấp hơn so với mọi năm, nhiều trường đại học sẽ có phương án điều chỉnh điểm chuẩn xét tuyển nhằm phù hợp mặt bằng điểm thi và tạo thêm cơ hội cho thí sinh trúng tuyển.
Từ ngày 10/7, thí sinh tự do được cấp tài khoản xét tuyển đại học

Từ ngày 10/7, thí sinh tự do được cấp tài khoản xét tuyển đại học

Từ ngày 10/7 đến ngày 20/7, các thí sinh tự do sẽ đến 6 địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để được hỗ trợ cấp tài khoản phục vụ việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025.
Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Từ 0 giờ ngày 7/7 đến 24 giờ ngày 9/7/2025, Cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp trực tuyến của Hà Nội chính thức mở để tiếp nhận đăng ký tuyển sinh vào lớp 6. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm bảo đảm công tác tuyển sinh đầu cấp diễn ra đồng bộ, thuận tiện và minh bạch. Năm học 2025 - 2026, toàn thành phố dự kiến tuyển khoảng 161.000 học sinh vào lớp 6.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ tục xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 10/7 đến 24h ngày 12/7/2025. Đây là bước bắt buộc để hoàn tất quyền nhập học tại trường đã trúng tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh: Chính sách nhân văn, giảm gánh nặng kinh tế cho phụ huynh

Hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh: Chính sách nhân văn, giảm gánh nặng kinh tế cho phụ huynh

Việc thành phố Hà Nội dự thảo hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học đã chạm tới mối quan tâm thiết thực của người dân, nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng đây là chủ trương đúng đắn nhằm hiện thực hóa mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông và đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục, không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó có thể giúp giảm áp lực về kinh tế đối với các gia đình có con trong độ tuổi đi học, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Đây là tin vui đối với nhiều phụ huynh bởi sẽ góp phần giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động