-->

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Thủ đô qua không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội “Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

Dự lễ khai mạc có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam là di sản quý báu

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vui mừng thông báo thông tin Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao trong số 21 thành viên được bầu.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây cũng là lần thứ 2, Việt Nam trúng cử vào cơ quan điều hành then chốt về văn hóa của tổ chức UNESCO, thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp thiết thực của Việt Nam trong công tác bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đúng như lời Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay đã khẳng định: "Việt Nam là điển hình thành công trong kết nối giữa phát triển kinh tế và văn hoá; và là một hình mẫu tốt về bảo tồn môi trường và phát triển du lịch bền vững".

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi lễ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh.

Trên lĩnh vực văn hóa, từ khẳng định của Bác Hồ kính yêu: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", từ ánh sáng và những giá trị vượt thời gian của bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943", đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tới Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định phát triển văn hóa là nguồn lực, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra 2 luận điểm về văn hóa gồm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và Xây dựng nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc, không một thế lực thù địch nào có thể chia rẽ
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Bộ trưởng cho biết, văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, của các dân tộc thiểu số nói riêng là di sản quý báu, đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam.

Các giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay đã và đang được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị cùng các dân tộc chung tay bảo tồn, củng cố và phát triển. Đó là những giá trị tiến bộ, nhân văn được kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hài hòa trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

"Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước. Văn hóa có sức mạnh kết nối các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực quan trọng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định, đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh, để dân tộc ta trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc, không một thế lực thù địch nào có thể chia rẽ
Các hoạt động trong khuôn khổ Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mái nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cầu nối tin cậy giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, nhằm tập hợp, động viên cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân thi đua, sáng tạo, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam, các tầng lớp nhân dân ở trong nước, người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài, cùng nhau thực hiện tốt một số nội dung như: Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để 54 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc, không một thế lực thù địch nào có thể chia rẽ
Chương trình nghệ thuật "Hương sắc vùng cao quê Thanh".

Song song với đó là tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết căn cơ những vấn đề thực tiễn đặt ra, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đề cao cảnh giác cách mạng, không mắc mưu các thế lực thù địch, "dựng chuyện", "xuyên tạc sự thật" hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta...

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2023" được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc.

Đồng thời, kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đề ra.

Đây là cơ hội để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày Hội sẽ mang lại sự trải nghiệm quý báu đối với nhân dân và du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, để những thế hệ sau biết trân quý những giá trị văn hóa của dân tộc mình, trân quý sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam thông qua kho tàng di tích, di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ của dân tộc.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2023" với phương châm "Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình" hứa hẹn sẽ mang lại một bầu không khí vui tươi đoàn kết, với nhiều hoạt động như tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, không gian văn hóa, tái hiện các lễ hội độc đáo của các dân tộc, các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao dân tộc, trong đó có các sự kiện lần đầu được tổ chức như: Ngày hội trình diễn cây Nêu, trình diễn trích đoạn nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây Nêu, Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"…

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này là dịp để cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải có đánh giá một cách toàn diện, từ đó chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn.
Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Dù là đơn vị mới, song Công đoàn Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động; đặc biệt quan tâm nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các phong trào thi đua.
Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên

Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa mong muốn ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu; các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, liên kết với doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ... đầu tư vào Hưng Yên.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 14: Nguyên bị dính "phốt" trên mạng

“Những chặng đường bụi bặm” tập 14: Nguyên bị dính "phốt" trên mạng

Tập 14 của "Những chặng đường bụi bặm" lên sóng tối nay (4/4) hứa hẹn mang đến nhiều tình tiết gay cấn khi Nguyên (Đình Tú) bất ngờ vướng vào bê bối lớn trên mạng xã hội. Một đoạn clip quay lén cuộc trò chuyện giữa anh và Ly (Đào Phương Anh) tại quán cafe bị phát tán, khiến Nguyên bị gán mác "trai đểu", trong khi Ly xuất hiện như một nạn nhân đáng thương.

Tin khác

Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong 2 ngày Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone, các hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí bên lề Lễ hội Đền Hùng sẽ hoãn, lùi thời gian tổ chức.
Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi, chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), từ ngày 1/4 - 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, việc người nổi tiếng sử dụng nền tảng số để kiếm tiền đang ngày càng phổ biến. Gần đây, nhiều vụ việc gây tranh cãi như Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo sai sự thật hay ViruSs tạo drama để thu hút người xem đã dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức trong không gian số. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Mấy ngày qua, vụ việc lùm xùm giữa ViruSs với một số cô gái, bao gồm Ngọc Kem, rapper Pháo đã gây xôn xao dư luận. Sự tò mò, hóng “drama” đã góp phần khiến cho livestream ViruSs - Pháo gây sốt với 4,8 triệu lượt xem, làm dấy lên lo ngại về giá trị nghệ thuật giải trí và thị hiếu giới trẻ ...
Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo, Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam. Đây cũng là sự kiện hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc.
Nắng xuân gọi những yêu thương

Nắng xuân gọi những yêu thương

Ngày mới hé mở, nắng tinh khôi ùa vào phòng, ấm áp và trong trẻo. Những giọt sương mai long lanh đọng trên tán lá, vương vít chút se lạnh cuối đông. Hương hoa móng bò, lộc vừng từ công viên trước nhà thoảng qua. Tôi hít một hơi đầy lồng ngực, cảm nhận mùa xuân đang trở về.
Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" đã diễn ra tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức.
Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Ngày 21/3, được ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đợt 1 năm 2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Xem thêm
Phiên bản di động