--> -->
Livestream gây sốc và quảng cáo sai sự thật:

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, việc người nổi tiếng sử dụng nền tảng số để kiếm tiền đang ngày càng phổ biến. Gần đây, nhiều vụ việc gây tranh cãi như Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo sai sự thật hay ViruSs tạo drama để thu hút người xem đã dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức trong không gian số. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Bán hàng livestream: Làm sao để trở thành kênh kết nối khách hàng hiệu quả? Livestream bán số để quay "túi mù" trả thưởng có dấu hiệu của tội tổ chức đánh bạc Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Phóng viên: Thưa Tiến sĩ, gần đây chúng ta đã chứng kiến hai hiện tượng gây tranh cãi trên mạng xã hội như vụ Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo kẹo rau củ Kera sai sự thật và vụ ViruSs tạo drama tình cảm để thu hút người xem. Bà đánh giá thế nào về hai hình thức kiếm tiền này?

TS. Lê Thị Việt Hà: Cả hai hình thức kiếm tiền này đều đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về đạo đức trong không gian số. Tuy khác nhau về phương thức, nhưng chúng có điểm chung là đều lợi dụng danh tiếng và sự tin tưởng của công chúng để thu lợi.

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích
Bộ ba Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Quang Linh bị mất uy tín vì quảng cáo sai sự thật.

Trong trường hợp của Thùy Tiên, đó là việc quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm, nói quá về những lợi ích mà thực tế sản phẩm không có. Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã xử phạt những người liên quan 70 triệu đồng mỗi người vì hành vi quảng cáo sai sự thật.

Còn với trường hợp của ViruSs, đó là việc tạo ra những câu chuyện drama tình cảm cá nhân để thu hút sự chú ý, từ đó tăng lượng người xem livestream và kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội thông qua lượt xem, tương tác mà không cần bán hàng trực tiếp.

Dù phương thức khác nhau, cả hai đều là những cách thức kiếm tiền thiếu trách nhiệm đối với công chúng. Trong văn hóa kinh doanh, lợi nhuận không thể là mục tiêu duy nhất. Uy tín và trách nhiệm xã hội cũng là những yếu tố quan trọng để tạo dựng thương hiệu bền vững.

Phóng viên: Vậy cụ thể, hai phương thức kiếm tiền này khác nhau như thế nào?

TS. Lê Thị Việt Hà: Ở phương thức thứ nhất - quảng cáo sai sự thật như trường hợp Thùy Tiên, người nổi tiếng dùng hình ảnh, danh tiếng và độ tin cậy của mình để đảm bảo với công chúng về chất lượng, công dụng của sản phẩm. Họ lợi dụng niềm tin mà công chúng dành cho họ để bán sản phẩm. Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết có đến 70% người dùng ưu tiên mua hàng hóa dịch vụ được cá nhân nổi tiếng trên mạng giới thiệu. Nhưng khi sản phẩm không đúng như quảng cáo, họ đã phá vỡ niềm tin đó.

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích
Tiến sĩ Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ở phương thức thứ hai - tạo drama để thu hút người xem như trường hợp ViruSs, người nổi tiếng tạo ra những câu chuyện, tình huống có tính giải trí cao, gây sốc hoặc kích thích sự tò mò của công chúng. Họ hiểu rằng giới trẻ có xu hướng "hóng drama" trên mạng xã hội, nên họ tạo ra những drama này để thu hút lượng người xem, từ đó kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok thông qua chính sách chia sẻ doanh thu quảng cáo.

Phóng viên: Theo bà, vì sao giới trẻ lại thích "hóng drama" đến vậy, và điều này được người nổi tiếng tận dụng như thế nào?

TS. Lê Thị Việt Hà: Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đã mở ra "thời đại số", dẫn đến sự ra đời của "thế hệ số". Các hành vi hằng ngày của họ đều chịu sự ảnh hưởng bởi công nghệ số.

"Hóng" được hiểu là thực hành quen thuộc của giới trẻ trên mạng xã hội nhằm cập nhật, chia sẻ và tương tác với mọi người về các thông tin mới nhất. Từ "Drama" ngày nay được giới trẻ dùng như một từ lóng nhằm diễn tả một sự việc gây sốc, khó tin mang tính tranh cãi.

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích
ViruSs gây chú ý khi livestream lên tiếng về những ồn ào tình cảm thời gian qua.

"Hóng drama" thường hướng đến các tin tức, sự vụ mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Người nổi tiếng đã nhận ra xu hướng này và tận dụng nó để kiếm tiền. Ban đầu, họ thường "ké fame" bằng cách share những drama có sẵn. Nhưng hiện nay, nhiều người đã chủ động tạo ra drama của chính mình để thu hút sự chú ý.

Phóng viên: Nhiều người cho rằng hai phương thức kiếm tiền này đều gây hại cho xã hội nhưng ở những mức độ khác nhau. Bà có đồng ý không?

TS. Lê Thị Việt Hà: Tôi hoàn toàn đồng ý. Với việc quảng cáo sai sự thật, tác hại trực tiếp là người tiêu dùng bị lừa dối về chất lượng sản phẩm, dẫn đến tổn thất về tài chính và sức khỏe. Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2023, có đến 68% người dùng cho rằng chất lượng hàng kém so với quảng cáo.

Còn với việc tạo drama để thu hút người xem, tác hại có thể không trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng, nhưng lại ảnh hưởng đến văn hóa và giá trị xã hội. Việc tạo ra những drama không theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, có thể gây ra những hình ảnh xấu trong lối sống của giới trẻ. Đặc biệt, với sức ảnh hưởng lớn của những người nổi tiếng, hành vi này có thể khiến giới trẻ xem việc tạo drama, thậm chí là nói dối để thu hút sự chú ý là điều bình thường.

Phóng viên: Bà đánh giá thế nào về các biện pháp xử lý hiện nay đối với những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hay tạo drama để thu hút người xem?

TS. Lê Thị Việt Hà: Hiện nay, các biện pháp xử lý đối với những người nổi tiếng vi phạm đạo đức kinh doanh còn nhiều hạn chế và chưa đủ sức răn đe.

Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật, theo quy định hiện hành, mức phạt tối đa là 80 triệu đồng với cá nhân và 160 triệu đồng đối với tổ chức. Như vụ việc Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs, họ đã bị xử phạt 70 triệu đồng mỗi người. Tuy nhiên, mức thù lao cho một người nổi tiếng khi quảng cáo có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Đây là một vấn đề bất hợp lý dẫn đến tình trạng nhiều người nổi tiếng vẫn bất chấp để quảng cáo sai sự thật, vì lợi nhuận khổng lồ.

Còn đối với việc tạo drama để thu hút người xem, hiện nay chưa có quy định cụ thể để xử lý. Tuy nhiên, nếu nội dung drama vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm Nghị định về hoạt động livestream và xác thực tài khoản, thì người nổi tiếng có thể bị xử lý theo các quy định này.

Tôi cho rằng, cần có chế tài đủ nặng, đủ răn đe với cả hai hình thức kiếm tiền này. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Mức xử phạt dự kiến sẽ tăng nặng hơn, đặc biệt có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng.

Ngoài xử phạt hành chính, biện pháp "cấm sóng" người nổi tiếng vi phạm trên mạng cũng là một đề xuất đáng cân nhắc. Các nghệ sĩ, người nổi tiếng chủ yếu sống bằng sự yêu mến của khán giả. Việc họ không được tiếp xúc với khán giả sẽ tác động quan trọng đến nhận thức và hành vi của họ.

Phóng viên: Là một chuyên gia đào tạo về truyền thông và văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo bà, làm thế nào để xây dựng một nền văn hóa lành mạnh trong không gian số?

TS. Lê Thị Việt Hà: Để xây dựng một nền văn hóa kinh doanh lành mạnh trong không gian số, tôi cho rằng cần phải có sự kết hợp giữa các yếu tố sau:

Thứ nhất, cần có khung pháp lý chặt chẽ với các chế tài đủ mạnh để răn đe những hành vi kiếm tiền không lành mạnh. Đặc biệt đối với người nổi tiếng, cần có những quy định riêng do họ có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng. Cần có quy định cụ thể cho cả hai hình thức: quảng cáo sai sự thật và tạo drama để thu hút người xem.

Thứ hai, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nổi tiếng trong việc quảng cáo và tạo nội dung trên mạng xã hội. Họ cần hiểu rằng, uy tín, danh tiếng là tài sản quý giá nhất của họ. Một khi đã mất đi niềm tin của công chúng, rất khó để lấy lại được. Các hiệp hội nghề nghiệp cần có những bộ quy tắc ứng xử cụ thể và có tính ràng buộc đối với hội viên.

Thứ ba, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, không nên tin tưởng mù quáng vào những quảng cáo chỉ vì người quảng cáo là người nổi tiếng, cũng không nên "hóng drama" một cách thụ động. Cần có thái độ hoài nghi lành mạnh và tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua.

Thứ tư, các nền tảng mạng xã hội cần có trách nhiệm trong việc kiểm duyệt nội dung, đặc biệt là các nội dung quảng cáo và livestream. Họ cần có các biện pháp kỹ thuật để phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Cuối cùng, tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta cần phải có văn hóa, đạo đức trong cách kiếm tiền trên không gian số, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Dù quảng cáo hay tạo drama gì thì điều cần thiết vẫn phải là tuân thủ pháp luật, hài hòa với thuần phong mỹ tục của dân tộc, cũng như không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bản thân.

Xin cảm ơn Tiến sĩ về cuộc trò chuyện ý nghĩa này!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Chúng tôi đã chỉ đạo không để hàng giả tràn lan như vậy, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc giả. Chúng tôi rất chia sẻ với bà con và phải kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng. Chúng tôi sẽ tuyên chiến với các loại tội phạm này"
Bảo kê cho bà trùm ma túy, hai cựu cán bộ công an lĩnh án tử hình

Bảo kê cho bà trùm ma túy, hai cựu cán bộ công an lĩnh án tử hình

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và cựu cán bộ công an dùng ô tô biển xanh chở ma túy đi cất giấu cho Hương trong vụ án Mua bán trái phép chất ma túy.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý và đạo đức, mà còn là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động - tài sản quý giá nhất của mỗi cơ quan, đơn vị.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử

Ngày 2/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Tính đến nay, Hà Nội đã có 17/42 bệnh viện công lập hoàn thành triển khai bệnh án điện tử.

Tin khác

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Ngày 1/7, cả nước bắt đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập các tỉnh thành. Rất nhiều ngôi chùa trên các đỉnh núi thiêng được Phật tử và du khách hướng đến với lễ cử chuông trong thời khắc lịch sử.
Kỳ 2: Từ chiến lược mềm đến động lực tăng trưởng

Kỳ 2: Từ chiến lược mềm đến động lực tăng trưởng

Khi Nghị quyết 68-NQ/TW đặt mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, người ta nói nhiều đến vốn, đến thể chế, đến đổi mới sáng tạo. Nhưng có một thứ ít được gọi tên - đó là văn hóa nội tại của doanh nghiệp: cách ứng xử với nhân viên, với khách hàng, với xã hội và cả với… chính mình.
Ngô Thị Trâm Anh đăng quang Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2025

Ngô Thị Trâm Anh đăng quang Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2025

Tối 28/6, chung kết cuộc thi Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2025 (Miss Earth Vietnam 2025) đã chính thức khép lại tại thành phố Hải Phòng, chứng kiến chiến thắng thuyết phục của người đẹp Ngô Thị Trâm Anh thí sinh đến từ tỉnh Hải Dương. Với sắc vóc nổi bật, phong thái tự tin và phần thi ứng xử truyền cảm, Trâm Anh đã vượt qua 29 ứng viên khác để chạm tay đến chiếc vương miện danh giá.
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Tôn vinh giá trị văn hóa gia đình Thủ đô

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Tôn vinh giá trị văn hóa gia đình Thủ đô

Hôm nay (28/6), là Ngày Gia đình Việt Nam, thời điểm đặc biệt để mọi người cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấm áp bên gia đình. Trong những năm qua, thành phố Hà Nôi luôn coi gia đình là nền tảng vững chắc để xây dựng một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Câu chuyện về một “trái tim kiên cường” lên sóng "Trạm yêu thương" trên VTV

Câu chuyện về một “trái tim kiên cường” lên sóng "Trạm yêu thương" trên VTV

Chương trình “Trạm yêu thương” của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng vào 10h sáng thứ Bảy ngày 28/6 trên kênh VTV1, sẽ mang đến câu chuyện đầy cảm hứng về Đặng Anh Tú - một “trái tim kiên cường” đã vượt qua biến cố cuộc đời để chinh phục ước mơ và lan tỏa giá trị sống tích cực.
Phát động cuộc thi ảnh báo chí "Việt Nam trên hành trình đổi mới"

Phát động cuộc thi ảnh báo chí "Việt Nam trên hành trình đổi mới"

Sáng 27/6, tại Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh báo chí "Việt Nam trên hành trình đổi mới".
Giữ gìn hồn cốt dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển trong kỷ nguyên mới

Giữ gìn hồn cốt dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển trong kỷ nguyên mới

Sáng 26/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã long trọng khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Để công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn mới

Để công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn mới

Trong bối cảnh hiện nay, khi các sản phẩm văn hóa từ điện ảnh, âm nhạc, thiết kế sáng tạo đến trò chơi điện tử đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, góp phần hình thành nền kinh tế sáng tạo toàn cầu với quy mô hàng nghìn tỷ đô la Mỹ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên bản đồ sáng tạo thế giới.
Văn Miếu đón hàng ngàn sĩ tử cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Văn Miếu đón hàng ngàn sĩ tử cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 23/6, đông đảo sĩ tử cùng phụ huynh đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dâng hương, cầu may mắn trước kỳ thi đại học chính thức bắt đầu từ ngày 25/6. Đây là nghi lễ truyền thống nhằm gửi gắm hy vọng về một kỳ thi thuận lợi, suôn sẻ và đạt kết quả tốt đẹp cho các thí sinh.
Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Từ ngày 18 - 20/6 tại trụ sở UNESCO (Paris) đã diễn ra kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt kỳ họp đánh dấu Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.
Xem thêm
Phiên bản di động