Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng |
Gia tăng ca mắc sởi biến chứng
Điển hình, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ năm 2024 đến hết 3 tháng đầu năm 2025, đã có tổng 3.799 xét nghiệm sởi dương tính (xét nghiệm bằng phương pháp PCR và IGM). Trong đó, có 2.690 ca bệnh phải nhập viện điều trị. Riêng số ca bệnh sởi từ tháng 1/2025 đến hết ngày 26/3 là 1.894 ca, cao gần gấp đôi so với tổng số ca mắc của cả năm 2024.
![]() |
Tại các phòng điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi bệnh nhi được bố trí một giường riêng, không nằm ghép. |
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, đơn vị cũng ghi nhận số ca mắc sởi nhập viện điều trị tăng cao. Theo bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức (Khoa Nhiễm Khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội): Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện đã tiếp nhận 300 bệnh nhân mắc sởi điều trị nội trú và khoảng hơn 400 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Thời gian gần đây, đặc biệt là từ Tết Nguyên đán số bệnh nhân được chẩn đoán sởi điều trị ngoại trú và nội trú có xu hướng tăng so với trước Tết, cũng như tăng so với cùng kỳ các năm trước.
Trung bình một ngày, Bệnh viện tiếp nhận và điều trị nội trú cho 45 - 50 bệnh nhân mắc sởi. Trong số những bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị nội trú, nhiều bệnh nhân bị biến chứng của sởi như: Viêm phổi, suy hô hấp… có những bệnh nhân các bác sĩ phải hỗ trợ thở máy. Trong những bệnh nhân nhập viện điều trị, có khoảng 30% số ca biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
Đáng lo ngại, phần lớn bệnh nhân mắc sởi vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hay Bệnh viện Nhi Hà Nội đều chưa tiêm vắc xin phòng bệnh, hoặc chưa đến tháng tuổi được khuyến cáo tiêm chủng đã mắc sởi.
Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, có tới 50% bệnh nhân mắc sởi nhập viện đã tới độ tuổi tiêm chủng, nhưng vẫn chưa được tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau như: Trẻ ốm trong thời gian tiêm chủng, quên tiêm,... thậm chí có những gia đình không muốn cho con tiêm vắc xin. “Thực tế trong quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy không phải là tất cả, nhưng có một số phụ huynh không cho con tiêm vắc xin. Và như thế làm cho nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng sẽ tăng lên” - bác sĩ Đức cho biết.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Trước tình hình ca mắc sởi có xu hướng tăng cao, các bệnh viện đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh, trong đó kiểm soát lây nhiễm chéo tại bệnh viện được đánh giá là yếu tố then chốt.
![]() |
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hà Nội điều trị bệnh nhân mắc sởi. |
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: Trước diễn biến các ca mắc bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh, Bệnh viện đã nhanh chóng báo cáo, cập nhật các ca bệnh sởi đến Bộ Y tế và các cơ sở y tế liên quan. Đồng thời, Bệnh viện xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình ca bệnh gia tăng, ban hành văn bản thống nhất chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện trong toàn bệnh viện.
Đặc biệt, Bệnh viện đã tổ chức sàng lọc, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc sởi ngay tại khu vực tiếp nhận ban đầu, sau đó phân luồng và bố trí khu vực khám, xét nghiệm xác định căn nguyên dành riêng cho trẻ nghi ngờ/mắc sởi. Bệnh viện dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới làm nơi điều trị, cách ly các trường hợp mắc sởi, nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.
Bệnh viện cũng tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng bệnh thông thoáng, khoảng cách giữa các giường bệnh phù hợp, theo quy định. Bệnh nhi được bảo đảm mỗi trẻ một giường bệnh, không phải nằm ghép. Nhân viên y tế tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, sát khuẩn bề mặt trong bệnh phòng.
Song song với đó, dựa trên việc tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị thực tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động xây dựng và cập nhật phác đồ điều trị theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh, giúp mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời phát hiện sớm biến chứng và các dấu hiệu chuyển nặng, can thiệp y tế và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bệnh viện cũng tăng cường giám sát, phản hồi và phối hợp, hỗ trợ giữa cơ sở y tế các tuyến; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng triển khai tư vấn và tiêm vắc xin chủ động cho người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện. Theo đó, các đơn vị lâm sàng tích cực phối hợp với Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện rà soát, chỉ định tiêm chủng vắc xin sởi cho bệnh nhi nội trú từ 6 tháng tuổi trở lên và đủ điều kiện tiêm chủng...
Còn tại Bệnh viện Nhi Hà Nội cũng là một trong những đơn vị được phân tuyến tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc sởi ở khu vực Hà Nội, cũng như các khu vực lân cận. Bởi vậy Bệnh viện đã chủ động các kế hoạch, dự phòng khi số lượng bệnh nhân có xu hướng tăng lên.
Theo bác sĩ Đức, hiện Bệnh viện đã thành lập các đơn vị riêng để điều trị nhóm bệnh nhân sởi; đồng thời, cũng có những phương án dự phòng và có thể mở rộng thêm nếu như nhu cầu bệnh nhân tăng lên. “Hằng ngày Bệnh viện Nhi Hà Nội vẫn cập nhập thông tin bệnh nhân sởi từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong đó có số bệnh nhân được chẩn đoán sởi, số bệnh nhân mắc sởi, số bệnh nhân đang điều trị ở các bệnh viện xung quanh… để Bệnh viện có kế hoạch dự phòng tốt nhất” - bác sĩ Đức cho biết.
Đồng thời, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Theo đó, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện luôn đảm bảo việc điều trị và chăm sóc y tế tốt nhất cho bệnh nhân; hạn chế việc người nhà thăm, thay đổi người nhà chăm sóc; đảm bảo những người chăm sóc cho bệnh nhân luôn đeo khẩu trang; chú trọng công tác sát trùng tay nhanh tại các khu bệnh phòng… "Bệnh viện cũng tiến hành phân luồng bệnh nhân theo tuyến nhất định, đi thang máy riêng… để nhóm bệnh nhân sởi tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác” - bác sĩ Đức cho biết thêm.
Nhờ có sự chủ động và kịp thời ứng phó trước diễn biến của bệnh sởi, các trường hợp mắc sởi, nghi mắc sởi đến các bệnh viện trên được phân luồng, sàng lọc đúng quy chuẩn; tuân thủ tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn. Vì vậy, tỷ lệ lây nhiễm chéo trong các bệnh viện rất thấp; đảm bảo công tác thăm khám và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, và có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ

Nhận định trận đấu Augsburg vs Bayern Munich: Hùm xám gặp khó khăn?

West Ham và Bournemouth, vòng 31 Premier League: "Búa tạ" bất an

Tỷ giá USD hôm nay (4/4): Giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh

Genoa vs Udinese, vòng 31 Serie A: Chủ nhà nhiều cơ hội
Tin khác

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16