Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa
Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội Khai thác hiệu quả lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô |
Ít ai biết, bên cạnh sự phát triển trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn tồn tại những làng trong phố với nhiều lớp trầm tích văn hóa của cư dân xưa. Trong đó, Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập Tam Trại bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa). Khu làng này có nguồn gốc từ cựu quán Lệ Mật theo Đức thánh Hoàng Phúc Trung di cư sang phía Tây kinh thành Thăng Long để khai khẩn và sinh sống. Trước đây, Lễ hội Thập Tam Trại có thể nói là một lễ hội lớn trong khu vực nội thành Hà Nội, thu hút cư dân của 13 làng trại, là sự giao chạ khăng khít và lâu đời vào bậc nhất của Hà Nội nói riêng và Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Tuy nhiên, sau năm 1945, Lễ hội này dần bị mai một.
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Thập tam trại năm 2023. |
Ông Trần Sơn Trà, Phó ban Quản lý di tích lịch sử đền Núi Sưa cho biết: “Có rất nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc biểu trưng cho tập quán canh tác nông nghiệp xưa của từng làng một trong Thập Tam Trại được thể hiện trong lễ hội ví dụ như gánh hoa của làng Ngọc Hà. Nhưng tiếc thay, Lễ hội đã bị mai một sau năm 1945 do nhiều lý do. Ngoài ra, đình hàng tổng và đình các làng đã bị lấn chiếm, xuống cấp theo thời gian. Lối vào đình hàng tổng bị thu hẹp không đủ không gian rước phách”.
Theo ông Trần Sơn Trà, việc phục dựng lại một lễ hội đã thất truyền gần 70 năm cũng gây nhiều khó khăn, có thể kể đến như: Tư liệu về nội dung và hình thức lễ hội rất hạn hẹp. Ký ức của các cố lão địa phương bị hạn chế do các cụ đã cao tuổi. Không gian tổ chức Lễ hội cũng không đáp ứng được cho việc phục dựng lại Lễ hội. Việc biến động dân cư diễn ra thường xuyên nên rất khó cho việc kêu gọi tổ chức và có trách nhiệm với làng xã. Một số ban quản lý di tích chưa ý thức được tầm quan trọng của lễ hội…
Trước những khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo quận Ba Đình và sự quyết tâm cao của các làng, Ban Tổ chức đã khắc phục dần những khó khăn cùng nhau ngồi lại để bàn bạc và xây dựng chương trình Lễ hội. Mỗi một làng là một tiểu Ban Tổ chức cùng sốt sắng vận động cán bộ nhân dân vào cuộc trong các nghi lễ, các hoạt động. Thống nhất địa điểm tổ chức lễ rước về địa điểm mới là đền Núi Sưa để đảm bảo không gian rộng rãi thu hút được số đông người tham gia.
Sau hơn 70 năm, Lễ hội được thực hiện trở lại với đầy đủ ý nghĩa và giá trị ban đầu. Các nghi lễ như cáo Yết Thành hoàng, nghênh rước các thành hoàng các làng về Bách Thảo, cúng đại kỳ phúc và tế hội đồng được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện nghi lễ rước chư vị Thành hoàng trang nghiêm thành kính và xúc động. Bên cạnh các lễ nghi, phần hội cũng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Kết quả bước đầu phục dựng Lễ hội Thập Tam Trại năm 2023 rất khả quan làm tiền đề cho các lễ hội sau đó thành công hơn và đi vào nề nếp. Qua đó, dư luận nhân dân đánh giá cao đồng thời hào hứng chuẩn bị cho lễ hội những năm sau.
Có thể thấy, lễ hội không chỉ là hoạt động gìn giữ văn hoá truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước và giáo dục lịch sử mà còn là dịp và cơ hội để tăng thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa các cư dân đô thị với nhau; trong đó, có thành phần cư dân gốc và cư dân từ các tỉnh thành về quần cư. Lễ hội còn là dịp để giới thiệu văn hoá truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua khách du lịch và các kênh truyền thông. Việc phục hồi gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội Thập Tam Trại nói riêng rất thiết thực và ý nghĩa.
TS. Đinh Việt Hà, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định: Các lễ hội trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội, làm cho con người càng thêm yêu mến và gắn bó với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nếu được khai thác tốt, giá trị của chúng sẽ trở thành những nguồn vốn để chúng ta có thể sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt các ngành công nghiệp văn hóa. Các lễ hội được tổ chức thường xuyên sẽ tạo ra không gian cho những hoạt động giao lưu về văn hóa, tạo cơ hội cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, sản phẩm thiết kế sáng tạo được trưng bày, giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách.
Ngoài ra, lễ hội cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu về hình ảnh đất nước và con người Hà Nội, kêu gọi sự đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong văn hóa. Những hình ảnh, trang phục, tiết mục của lễ hội nếu được khai thác và vận dụng sáng tạo sẽ trở thành những chất liệu quan trọng và dồi dào cho các ngành công nghiệp văn hóa như thủ công mĩ nghệ, thiết kế, phim ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang và đặc biệt là du lịch. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội không chỉ góp phần bảo vệ di sản truyền thống, mà còn tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11