-->

Người thanh niên tàn tật kiếm tiền tỷ từ trang trại

Rời quê hương sang xứ người với ước mơ đổi đời, song số phận chẳng mỉm cười với anh khi tai nạn làm anh tàn phế. Nhưng rồi với nghị lực của mình, anh đã vượt lên số phận, làm giàu trên mảnh đất quê hương. 
Tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người
Nữ trưởng kíp giỏi việc nước đảm việc nhà

Sóng gió cuộc đời

Nhắc đến tên anh Dương Đồng (thôn Phú Long, Kỳ Phú, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hẳn không ai là không biết, bởi lẽ người dân ở đây đã quen với hình ảnh người thanh niên trên chiếc xe ba bánh làm kinh tế giỏi nhất nhì trong xã. Trong ngôi nhà khang trang mới xây, anh tâm sự với chúng tôi về những tháng ngày gian khổ trước đây. Nghe anh kể chúng tôi mới thấu được những gì mà anh đã từng trải qua, càng khâm phục hơn ý chí và nghị lực của người thanh niên này.

Người thanh niên tàn tật kiếm tiền tỷ từ trang trại
Anh Đồng trên chiếc xe lăn

Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo lại đông anh em, năm 2003, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh quyết định sang Đài Loan xuất khẩu lao động, bằng số vốn cha mẹ vay mượn từ ngân hàng. Tuy nhiên khi vừa sang được gần một năm, thật không may trong lúc làm việc anh gặp phải tai nạn, bị kẹt trong thang máy ngã từ tầng 3 nhà xưởng xuống đất. “Lúc tỉnh dậy tôi đã nằm trong bệnh viện, đôi chân đã bị liệt hoàn toàn” – anh Đồng nhớ lại.

Ông trời không cướp đi mạng sống nhưng lại cướp mất đôi chân của người thanh niên tội nghiệp. Anh bị gãy cả 2 chân, liệt xương cột sống, phần đời còn lại đành phải gắn bó với chiếc xe lăn.

“Lúc đó tôi chỉ muốn chết quách cho xong, tiền đi xuất khẩu còn chưa trả hết cho ngân hàng, thân mình thì lại tàn tật chẳng làm được gì, thương cha mẹ, thương anh chị mà không biết làm gì”- anh Đồng tâm sự

Cũng may trong những tháng ngày gian khó ấy, thấy anh bệnh tật không ai chăm sóc, chị Lê Thị Mỹ Thạnh thương tình, đem lòng thương mến, ngày đêm chăm sóc, lo thuốc thang cho anh, giúp anh thêm động lực để tiếp tục cuộc sống.

Nhờ có sự động viên, an ủi từ gia đình, những người thân yêu, khao khát được sống lại trỗi dậy trong anh, anh lại ấp ủ những dự định làm giàu theo cách khác.

Cuối năm 2006, anh trở về nước, tiếp tục chữa bệnh, nhưng rồi cũng không có gì khả quan hơn, cuộc sống anh từ đó phải nhờ đến chiếc xe lăn. Không lâu sau, anh lập gia đình với chị Thạnh, đôi vợ chồng trẻ luôn động viên nhau không được buông xuôi, phải vượt qua số phận, không phụ thuộc quá nhiều vào gia đình.

Vươn lên làm giàu

Sau khi cưới vợ chồng anh quyết định lên Kỳ Giang mở một tiệm nét, rồi chuyển qua tiệm photocoppy và đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi. Nhưng rồi công việc chẳng ăn thua, cuối năm 2012, anh về nhà làm trang trại chăn nuôi.

Người thanh niên tàn tật kiếm tiền tỷ từ trang trại
Anh Đồng đang cho đàn gà ăn

Nhận thấy vùng đất gần nhà mình thích hợp để phát triển mô hình chăn nuôi, anh mạnh dạn thuê 4 ha đất. Trong đó, 2 héc ta anh chủ trương đào ao thả các loại cá: chép, mè, trôi, trắm, diện tích còn lại anh làm chuồng khép kín để nuôi 200 con bồ câu, nuôi thêm gà đẻ, gà thịt.

Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, nhất là việc đi lại của anh Đồng còn gặp khó khăn nên việc làm ăn của 2 vợ chồng anh còn nhiều gian nan. Thế nhưng trong những lúc khó khăn ấy, anh cùng với vợ mình tự động viên nhau vượt qua khó khăn.

Vợ anh kể lại: “Thấy anh đi xe lăn mà cứ cặm cụi ngoài vườn, tôi vừa thương, vừa lo. Mỗi khi thời tiết thay đổi hay mưa giông hơi đất bốc lên khiến chân anh sưng, đau nhức, anh vẫn răng chịu đựng đi che chắn cho đàn gà, đàn chim ướt mưa mà thấy xót...”.

Bị tật nguyền nhưng anh lại có đầu óc thông minh, sáng dạ, trước khi quyết định làm gì anh đều chịu khó nghiên cứu kĩ càng, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, đọc sách vở, đầu tư trang thiết bị cần thiết nhờ vậy mà việc chăn nuôi của anh ít bị rủi ro hơn.

Rồi ông trời cũng không phụ lòng người, mô hình trang trại của anh đã đạt được thành quả mà bấy lâu anh mong ước. Với mỗi lứa bồ câu Pháp, hơn 300 con gà thịt, trên 100 con gà đẻ, ngoài ra còn có 50 -60 con heo siêu nạc, đàn vịt 1000 con, hàng năm đem về thu nhập gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí mỗi năm vợ chồng anh chị thu về gần 300 triệu đồng. Ngoài ra trang trại của anh mỗi năm còn tạo công ăn việc làm cho 3 lao động trong xóm.

Không chỉ trả hết nợ cho cha mẹ, vợ chồng anh còn vươn lên làm giàu, trở thành gia đình làm kinh tế nhất nhì trong xã. Vừa qua vợ chồng anh Đồng đã xây dựng được ngôi nhà khang trang có giá gần 1 tỷ đồng. Anh Đồng cũng cho biết thêm sắp tới đây anh sẽ vợ rộng quy mô chuồng trại, mua thêm gà, lợn về thả.

Kiếm sống đối với người tàn tật đã khó, làm giàu lại là chuyện càng khó hơn. Vậy mà anh Đồng đã làm được, cơ ngơi của vợ chồng anh là niềm mơ ước của nhiều người. Với những cố gắng của mình, năm vừa qua anh được tặng bằng khen “ Điển hình xuất sắc trong hoạt động bảo trợ người khuyết tật, mồ côi giai đoạn 2011 -2015”.

“Ai cũng có nỗ lực, ý chí phấn đấu như anh Đồng thì quê nhà sẽ sớm đi lên, anh là một tấm gương mà những người bình thường cũng cần phải học hỏi” – ông Lê Văn Tôn, hàng xóm và cũng là trưởng thôn xóm Phú Long chia sẻ.

Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, nhưng bằng nghị lực của mình, anh Dương Đồng đã vươn lên để tự khẳng định bản thân mình và sống có ích cho gia đình, xã hội, xứng đáng là tấm gương sáng không chỉ cho người khuyết tật mà cả những thanh niên khác noi theo.

Ngọc Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động