--> -->

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thừa nhận chỉ đạo sai, có nhận tiền và đã nộp lại để khắc phục

Ngày 21/4, TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim cùng 10 bị cáo khác trong vụ án gây thiệt hại hơn 1.043 tỷ đồng liên quan dự án điện mặt trời. Tại phần xét hỏi, bị cáo Hoàng Quốc Vượng, là người đầu tiên trả lời thẩm vấn.

Theo cáo trạng, vì động cơ vụ lợi (đã nhận 1,5 tỷ đồng của ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam) nên ông Hoàng Quốc Vượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý chỉ đạo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo xây dựng dự thảo Quyết định 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi và thống nhất chủ trương đề xuất cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch, xin cơ chế giá 9,35 UScents/kWh cho dự án này. Hành vi của ông Vượng gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN số tiền hơn 1.043 tỷ đồng.

Thừa nhận toàn bộ nội dung cáo trạng là đúng, tại tòa, ông Vượng khai được giao chỉ đạo tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định số 13 để thay thế Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình tham mưu, xây dựng dự thảo quyết định số 13, Bộ Công Thương đã lập tổ tham mưu, soạn thảo do ông Phương Hoàng Kim, cựu cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, làm tổ trưởng.

Ông Vượng khai bản thân được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ chỉ đạo tổ soạn thảo. Trong quá trình thực hiện, bị cáo thừa nhận đã có chỉ đạo tổ soạn thảo mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi của Ninh Thuận so với Nghị quyết 115 của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Vượng khai rằng "đến khi bị khởi tố, tôi vẫn không nghĩ là mình đã mở rộng so với Nghị quyết 115" và có nhận được báo cáo từ cấp dưới về việc mở rộng này. Cựu thứ trưởng khai đến khi bị khởi tố, được cơ quan điều tra phân tích mới nhận thức chỉ đạo của mình là sai.

Đối với dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, bị cáo Vượng khai rằng vào cuối năm 2019 ông không phê duyệt việc bổ sung dự án này vào quy hoạch. Dự án này theo bị cáo chỉ xuất hiện từ tháng 6-7/2019.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng việc đồng ý với chủ trương cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch để hưởng giá điện ưu đãi cho dự án này là "không trái với quy định".

"Bị cáo có nhận tiền hay được ai cảm ơn gì không?", chủ tọa hỏi nhưng ông Vượng không trả lời thẳng vào câu hỏi trên mà chỉ phân trần nội dung này đã khai tại cơ quan điều tra.

"Bị cáo trả lời có hay không, nhận bao nhiêu tiền?", chủ tọa truy vấn. Ông Vượng xác nhận "có nhận tiền" và đã khai với cơ quan điều tra nhưng lâu rồi không nhớ cụ thể từng lần. Trước lời khai trên, chủ tọa công bố theo hồ sơ vụ án số tiền bị cáo nhận là 1,5 tỷ đồng.

Ông Vượng khai "tôi đã chấp nhận điều đó, đồng ý nội dung truy tố của cáo trạng". Gia đình bị cáo đã nộp lại số tiền này khắc phục do bị cáo làm sai gây thiệt hại.

"Mục đích nộp số tiền này là gì?" HĐXX hỏi. Ông Vượng phân trần về lý do gia đình nộp lại số tiền bởi trong quá trình thực hiện công vụ, ở góc độ nào đi nữa bị cáo cũng đã làm sai và gây ra thiệt hại nên có trách nhiệm hoàn lại số tiền đó cho Nhà nước.

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Hệ thống pin mặt trời Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam. (Ảnh: L.Đ)

Cần làm rõ việc đưa và nhận tiền

Theo luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, hành vi của Hoàng Quốc Vượng cần được xem xét dưới góc độ của tội: Nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với các yếu tố cấu thành như sau:

Về mặt khách thể, hành vi nhận tiền của ông Vượng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống quản lý công…

Về mặt khách quan: Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự, tội Nhận hối lộ xảy ra khi người có chức vụ, quyền hạn nhận hoặc sẽ nhận lợi ích vật chất (tiền, tài sản) để làm hoặc không làm điều gì vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Bị cáo Vượng khai đã nhận 1,5 tỷ đồng qua nhiều lần từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam trong các bối cảnh liên quan đến việc kiểm tra dự án, phê duyệt giá điện ưu đãi, hoặc trước khi chuyển công tác. Các khoản tiền này được trao dưới danh nghĩa "cảm ơn", "chúc mừng", hoặc "quà" nhưng thực chất có liên quan đến việc công ty được hưởng giá điện ưu đãi trái quy định.

Như vậy, hành vi của bị cáo Vượng dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho EVN với tổng số tiền hơn 1.043 tỷ đồng. Hậu quả này đáp ứng dấu hiệu "gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên" theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Các khoản tiền được trao vào những thời điểm nhạy cảm (khi kiểm tra dự án, sau khi dự án vận hành, hoặc trước khi chuyển công tác) cho thấy mối liên hệ giữa việc nhận tiền và hành vi tạo điều kiện cho công ty hưởng giá điện ưu đãi. Điều này củng cố dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.

Theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự, hành vi nhận hối lộ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên chịu mức phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong vụ việc này, giá trị hối lộ là 1,5 tỷ đồng; thiệt hại 1.043 tỷ đồng. Hành vi của ông Vượng đáp ứng cả hai điều kiện trên, thuộc khung hình phạt nặng nhất.

Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng bao gồm: Nhận hối lộ nhiều lần (tổng cộng 8 lần), gây thiệt hại đặc biệt lớn, lợi dụng chức vụ cao trong ngành năng lượng.

Cũng theo luật sư Hoàng Văn Doãn, mặc dù hành vi có dấu hiệu rõ ràng của tội Nhận hối lộ, tuy nhiên việc truy tố có thể gặp khó khăn: Ông Nguyễn Tâm Thịnh không thừa nhận đưa tiền, như vậy, Cơ quan điều tra cần thêm chứng cứ vật chất (chuyển khoản, nhân chứng) để củng cố lời khai của ông Vượng. Các khoản tiền được trao dưới danh nghĩa "quà" hoặc "cảm ơn" có thể bị biện minh là hành vi xã giao, đòi hỏi Cơ quan điều tra phải chứng minh mối liên hệ giữa tiền và quyết định hành chính.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát cũng thể hiện ông Nguyễn Tâm Thịnh nhiều lần đến Bộ Công Thương gặp bị cáo Vượng lúc đó đang đương chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Do đó, cần làm rõ động cơ những lần đến. Còn theo lời khai của bị cáo Vượng, những lần ông Thịnh đến đều liên quan đến việc đưa "quà" là tiền mặt, lần ít nhất là 100.000.000 đồng, lần nhiều nhất là 500.000.000 đồng.

Tuy nhiên, lời khai của ông Vượng cùng kết luận trong cáo trạng của Viện Kiểm sát và thiệt hại nghiêm trọng là cơ sở quan trọng để hướng tới tội Nhận hối lộ.

Mặc dù bị cáo Hoàng Quốc Vượng bị xử lý về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật Hình sự) nhưng thực tế cho thấy tội Nhận hối lộ phù hợp hơn vì tội Nhận hối lộ yêu cầu chứng minh hành vi nhận tiền (1,5 tỷ đồng), trong khi tội lợi dụng chức vụ chỉ cần chứng minh động cơ vụ lợi. Tội nhận hối lộ phản ánh đúng bản chất tham nhũng, với khung hình phạt nặng hơn (tù chung thân hoặc tử hình) so với tội lợi dụng chức vụ (tối đa 7 năm tù).

Hành vi của ông Hoàng Quốc Vượng, với việc nhận 1,5 tỷ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam và tạo điều kiện cho công ty hưởng giá điện ưu đãi trái quy định, gây thiệt hại hơn 1.043 tỷ đồng, có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội Nhận hối lộ theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước và niềm tin của người dân vào hệ thống quản lý.

Việc xử lý đúng tội danh sẽ góp phần răn đe, phòng ngừa tham nhũng và bảo vệ lợi ích công, đồng thời củng cố niềm tin vào hệ thống tư pháp.

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa bị cáo Vương Mạnh Hưng (sinh năm 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt bị cáo này 7 năm 6 tháng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.
Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình lừa đảo 2.700 tỷ đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Xem thêm
Phiên bản di động