-->

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Tạo động lực cho sáng tạo và phát triển Cần giữ quy định phạt hành chính với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Lấy cảm hứng từ phong trào "Bình dân học vụ" lịch sử do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng năm 1945, phong trào "Bình dân học vụ số" không chỉ nhằm phổ cập kỹ năng số mà còn đặt nền móng quan trọng cho việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài sản trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

Với phương châm "Kiến thức là nền tảng, công nghệ là công cụ để tiến xa", phong trào này đã thực sự trở thành động lực quan trọng để mọi ngành, mọi lĩnh vực chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ.

Đối với lĩnh vực bản quyền hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng kỹ thuật số đã tạo ra một nghịch lý. Một mặt, nghệ sĩ và nhà sáng tạo có thêm nhiều cơ hội tiếp cận công chúng toàn cầu; mặt khác, tác phẩm của họ cũng dễ dàng bị sao chép, phân phối trái phép hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến tình trạng các nhà sáng tạo bị thất thoát giá trị kinh tế từ công sức lao động sáng tạo của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Chương trình giao lưu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của Sở hữu trí tuệ” nhân kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 do Cục Bản quyền tác giả tổ chức vừa qua.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, vấn đề vi phạm bản quyền trở nên nổi cộm trong thời gian gần đây do hai yếu tố chính. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành sáng tạo nội dung số và sự mở rộng của các nền tảng phân phối nội dung toàn cầu. Khi các sáng tạo tạo ra giá trị trên quy mô lớn, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ để thu lợi cũng ngày càng gia tăng.

Mặt khác, ông Nguyễn Văn Cương cũng nhận định rằng, hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, bản quyền đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, để thực thi các quy định bảo vệ bản quyền, nhất là trên môi trường số cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền trong thương mại điện tử. Một trong những bước tiến quan trọng là việc áp dụng các điều khoản trong các hiệp định quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. Việt Nam đã tham gia 8 trên 9 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán, ký kết 2 Hiệp định song phương và 14 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do với các quốc gia và khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới.

Đáng chú ý là việc tham gia hai Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về bản quyền trên internet: WCT năm 2021 và WPPT năm 2022, cùng với các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4/2025, cần nhấn mạnh rằng, về hành lang pháp lý trong nước, năm 2022, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 17/NĐ-CP/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả, quyền liên quan vào đúng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4/2023).

Trong các văn bản pháp luật mới này đã có những điều khoản quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian - một trong những điểm vướng mắc then chốt khi xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường số.

Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam Nguyễn Văn Cương cho biết: "Cục Bản quyền tác giả hiện đang xây dựng một phần mềm và cơ sở dữ liệu trực tuyến để lưu trữ và xác nhận tác phẩm có bản quyền, tác giả rõ ràng, kêu gọi các đơn vị liên quan (đặc biệt là các nền tảng online) cùng đổ dữ liệu về một hệ thống chung, nhằm đảm bảo tính minh bạch và quản lý thống nhất. Việc này đang được giao cho Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam. Theo quy định của Nhà nước, Cục Bản quyền tác giả là cơ quan duy nhất cung cấp thông tin bản quyền chính thức".

Ông Nguyễn Văn Cương cũng nhấn mạnh, phong trào "Bình dân học vụ số" có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa tôn trọng bản quyền. Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát động phong trào đã nhấn mạnh: "Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng nó vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ".

Chính thông qua phong trào này, việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bản quyền, hướng dẫn sử dụng công cụ bảo vệ bản quyền và minh bạch hóa quy trình xử lý tranh chấp từ các nền tảng trung gian sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh, nơi quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế sáng tạo, việc bảo vệ tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề pháp lý, mà còn là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sáng tạo và đổi mới.

Phong trào "Bình dân học vụ số" và sự kiện kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 hằng năm là những dịp quan trọng để cộng đồng cùng nhau cam kết bảo vệ và tôn vinh giá trị của tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số.

Công nghệ số khi được ứng dụng đúng đắn thông qua phong trào này, sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp cân bằng giữa việc phổ biến tri thức và bảo vệ quyền lợi của nhà sáng tạo, từ đó góp phần xây dựng một xã hội số công bằng và bền vững.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Xem thêm
Phiên bản di động