Người làm “sống lại” sử làng
Người vác tù và trên đôi vai bé nhỏ | |
Trên 17 năm miệt mài “quét rác” | |
Làm giàu từ một cánh tay |
Với niềm đam mê văn hóa dân gian, sau khi về nghỉ hưu vào tháng 3 năm 1990, ông đã tự học chữ Hán, tìm tòi, sưu tầm, nghiên cứu và giải mã lịch sử vùng Hạ Mỗ - mảnh đất lưu giữ nhiều truyền thống, giá trị văn hóa ý nghĩa cùng các điển cố, điển tích văn hóa dân gian và những gì còn sót lại từ cha ông.
Nhà giáo Nguyễn Tọa – Người được dân làng tôn vinh là “pho sử” làng Hạ Mỗ. |
Ông tâm sự: “Là một giáo viên nghỉ hưu trước tuổi vì không còn đủ sức khỏe sau thời gian công tác miền múi và chiến đấu ở chiến trường, trở về đời thường, tôi luôn tâm niệm mình đang còn sống chứ không phải là tồn tại. Nhớ lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế” và dù ở hoàn cảnh nào cũng phải giữ tư cách của một nhà giáo, phẩm chất của bộ đội cụ Hồ, tính chiến đấu của Đảng, tôi đã ý thức được là phải làm gì đó dù chỉ là việc nhỏ nhưng phải có ích”.
Qua các truyền thuyết dân gian, hoành phi, câu đối, ca dao, tục ngữ, văn bia, sách cổ, ông đã tìm kiếm, ghi chép, trao đổi để tìm ra nhiều tư liệu lịch sử có giá trị. Ông cũng đi khắp vùng, tìm đến nhà các cụ già để hỏi chuyện và ghi chép tỉ mỉ những phong tục hay những chuyện lạ dân gian.
Sau đó về xâu chuỗi lại, chứng minh và giải mã trong những câu chuyện lịch sử, hệ thống văn hóa. Ông quan niệm: "Để giải mã được những điển cố, điểm tích văn hóa cần phải tìm tòi từ nhiều nguồn khác nhau. Có những nguồn phải tự học, tự dịch mới vỡ ra được. Có những nguồn phải tìm mất rất nhiều thời gian”.
Với vốn kiến thức sâu rộng, qua lời kể của “pho sử” làng Hạ Mỗ, câu chuyện về ngôi làng cổ xứ Đoài, về kinh đô Vạn Xuân xưa, về những dòng lịch sử hay về các danh nhân văn hóa nơi đây như được sống lại một lần nữa, hiển hiện ngay trước mắt mọi người.
Năm 1990, ông khởi thảo hồ sơ xin xếp hạng 3 di tích trên địa bàn xã Hạ Mỗ là đình Vạn Xuân, đền Văn Hiến và chùa Hải Giác. Đến tháng 10 năm 1991, cả 3 di tích đều được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc quốc gia. Từ kết quả trên, năm 2014 UBND xã đã giao cho ông tiếp tục lập hồ sơ xin xếp hạng 3 di tích còn lại là đền Chính Khí, đền Tri Chỉ và miếu Hàm Rồng.
Ông cũng tích cực sưu tầm, nghiên cứu, phát hiện, khôi phục các điểm di tích lịch sử văn hóa của huyện Đan Phượng như: Trường Đồng Kinh nghĩa thục – xã Tân Hội, nhà Trò – xã Thượng Mỗ, Văn Miếu – xã Đan Phượng, thành cổ Ô Diên… Bên cạnh đó, ông còn viết bài giới thiệu các di tích của làng in trong cuốn “Đan Phượng di tích lịch sử văn hóa và cách mạng” do Ban Quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội cùng UBND huyện Đan Phượng tổ chức biên soạn, dịch bộ sách cổ mộc bản “Cổ kim truyền lục”, đóng góp tài liệu cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Ông cũng là một tuyên truyền viên tích cực trong các phong trào quần chúng của xã, huyện. Để phát huy giá trị di sản, ông cùng chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành từng bước tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích. Đồng thời, trực tiếp hướng dẫn khách du lịch và bước đầu đã tạo nguồn hướng dẫn viên cho cơ quan văn hóa xã phục vụ công tác du lịch văn hóa tâm linh trong tương lai.
Ông là tác giả, đồng tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị lịch sử, văn hóa như: Từ Liêm với văn hóa Thăng Long (2005), Kể chuyện tên làng Việt (2010), Chợ Hà Nội xưa và nay (2010), Ẩm thực Thăng Long – Hà Nội (2010), Hội làng Thăng Long – Hà Nội (2011), Hội ba làng Kẻ (2011), Dấu xưa chuyện cũ Thăng Long – Hà Nội (2013)… Hầu hết các tác phẩm đều nhận được giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô hàng năm.
Không chỉ có giá trị với người dân làng Hạ Mỗ mà những nghiên cứu của ông sẽ là kho dữ liệu khổng lồ giúp cho nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và các thế hệ sau có được nguồn tư liệu quý để hiểu hơn về chính quê hương mình. Ông cũng nghiên cứu lịch sử văn hóa dân gian các địa phương khác như Gia Lâm, Ba Vì…
Về Hạ Mỗ, những nét cổ kính của ngôi làng có lịch sử nghìn năm văn hiến vẫn thoáng đâu đó trong những chiếc cổng xưa cũ, những nếp nhà ngói rêu phong, trong đình đền, miếu mạo. Mặc dù tuổi đã cao nhưng ngày qua ngày, trong căn phòng nhỏ, “pho sử” ấy vẫn miệt mài tìm tòi, nghiên cứu những nét đẹp văn hóa để gìn giữ và lưu truyền ngàn đời sau.
Ông tâm sự: “Mọi thứ trên đời trải qua đều tích lũy lại thành văn hóa. Văn hóa sẽ biểu hiện tất cả về tinh hoa tốt đẹp của con người và quê hương đất nước. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Đất này vẫn còn nhiều bí ẩn. Tôi tự thấy có trách nhiệm tìm hiểu để không bao giờ phải tủi hổ với tiên nhân”.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37