Người giữ “hồn tên” cho phố Lò Rèn
Người thợ rèn “giữ lửa” cho bễ lò giữa lòng Thủ đô |
Hình ảnh khói bếp, đụn rơm đã trở nên quen thuộc với con người Việt Nam. Dù đi đâu, cái mùi thơm của đụn rơm và làn khói lam chiều tỏa trên những mái nhà tranh cho ta cảm giác nhung nhớ, ấm áp. Đó là đặc trưng của vùng miền núi và nông thôn trải dài trên khắp đất nước. Còn riêng với người dân Hà Nội, hình ảnh phố cổ mặc trầm, mái ngói rêu phong đã đi vào trái tim người Hà Nội và những ai đó “lỡ” đến Hà Nội đều không thể nào quên.
Anh Nguyễn Phương Hùng là người cuối cùng làm nghề rèn ở phố cổ Lò Rèn (Hà Nội) |
Và trong những thăng trầm của dòng chảy thời gian, chỉ còn 2 con phố còn giữ lại được “hồn tên” của nó, đó là phố Hàng Mã vẫn còn bán hàng mã, phố Lò Rèn còn lại duy nhất một người thợ lò rèn. Đó là người “giữ hồn tên cho phố cổ”. Sức hấp dẫn của những bông hoa lửa đã dẫn tôi đến “lò rèn” duy nhất nằm ngay ngã tư phố Lò Rèn giao với phố Hàng Đồng, anh Nguyễn Phương Hùng, người chủ duy nhất còn sót lại trên phố Lò Rèn rót chè xanh vào cái chén sứ cũ kỹ rồi mời tôi uống. Anh bảo, giữa cái ồn ào đô thị, ngồi nhâm nhi chén trà mà vẫn tìm ra được sự tĩnh lặng riêng, đó mới là cách cảm nhận hồn phố cổ.
Anh Hùng kể, nhà anh theo nghề rèn từ đời ông nội, tính ra cũng 3 thế hệ. Thời trẻ anh cũng từng bỏ ngang nghề rèn để theo nghiệp hàn, rồi lại làm lái xe cho cơ quan nhà nước cứ rong ruổi khắp nơi. Cha anh là ông Nguyễn Hữu Thịnh cũng theo nghề ông nội truyền lại, nhưng đến đời anh, nhà có 4 anh em nhưng chẳng ai chịu theo nghề bố. Anh cũng như những người khác, không mặn mà gì với cái bễ lò rèn ngày đêm đánh lửa xèn xẹt, chan chát tiếng búa tiếng đe, đinh tai nhức óc.
Theo anh Hùng, làm nghề gì cũng phải có duyên với nghề. Từ một người không ưa gì nghề của cha ông truyền lại, bỗng một ngày anh say mê nó đến độ, một ngày không được ngồi vỉa hè, không được thấy tiếng lách tách của than và những ánh lửa bùng lên là nhớ không chịu được. Anh rèn từ mũi khoan bê tông, đục, mỏ neo... cho đến những thanh sắt mà người dân cần để làm một việc gì đó theo ý họ. Anh cho biết, những sản phẩm anh làm ra không có cái nào giống cái nào, mỗi cái có một vẻ đẹp riêng, có cái tinh hoa riêng mà không có máy móc nào làm được…
Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa... |
Chìa đôi bàn tay lấm lem ra cho tôi xem anh nói: “Ai cũng tưởng rằng làm nghề thợ rèn thì bàn tay phải sần sùi, khô cứng, nhưng không phải, bàn tay tôi rất mềm mại, nó thể hiện rằng nghề thợ rèn không phải là nghề khổ. Cũng giống như một họa sỹ, người ta cầm cọ vẽ trên giấy, còn tôi cầm sắt để vẽ lên lửa. Thế nhưng giờ đây tìm được người nối nghề chắc sẽ rất khó, bởi ngay cả những đứa con của tôi, chúng cũng đã học đại học và không theo nghề gia truyền”.
Gương mặt anh Hùng có một chút tiếc nuối khi nhắc đến điều đó, nhưng rồi anh tặc lưỡi bảo: “Thôi, cái gì đến sẽ đến, con người đều có vận số, con phố cũng có vận số của nó, chẳng có cái gì là không mai một, cứ để cuộc sống diễn ra tự nhiên như vốn có”.
Anh bảo tôi ngồi đợi rồi ra đốt lửa lò rèn. Ngọn lửa âm ỉ bốc cao dần lên mang theo những tiếng nổ tí tách của những bông hoa lửa làm sáng bừng cả góc phố trông như pháo hoa ngày tết. Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa.
Trong cái lạnh của mùa đông, chẳng mấy chốc trên trán anh đã lốm đốm những giọt mồ hôi. Giờ tôi mới thấy thấm những điều anh nói, nghề thợ rèn không phải là một nghề khổ, cũng giống như một người cầm sắt vẽ lên lửa. Trong khoảng khắc này, người thợ rèn thực sự đang vẽ lên những bông hoa lửa rực rỡ.
Đặt thanh sắt để đó để nung, anh Hùng quay lại với chén trà. Lãng đãng trong suy tư, anh tâm sự: “Sau này tôi mà mất đi thì cái tên phố Lò Rèn này cũng trở thành vô nghĩa giống như nhiều con phố cổ khác chỉ còn cái tên mà không còn nghề. Tôi còn ở đây ngày nào thì con phố này còn giữ được hồn tên ngày ấy”.
Người ta vẫn bảo, nghề thợ rèn là nghề ồn ào bởi cả ngày chí chát tiếng đe, tiếng búa. Nhưng, trên con phố Lò Rèn vang danh năm nào, tiếng búa, tiếng bễ nơi cửa hàng rèn duy nhất còn sót lại sao yên ắng lạ kỳ. Lặng im trên con phố, mọi thứ như bị nuốt chửng bởi tiếng xèo xèo của máy cắt kim loại và dòng xe cộ ồn ã. Cơn mưa phùn cuối năm vẫn đọng thành từng hạt rơi đều trên tán cây, xuống những mái hiên phố cổ rêu xanh, ngọn lửa ấm áp vẫn cứ sáng lên và lan tỏa khắp con phố…
Tạm biệt người đàn ông “giữ lửa” duy nhất còn lại trên phố cổ, còn lưu luyến trong ánh mắt anh những điều trăn trở, nhưng cũng đầy tự hào. Phố cổ vẫn còn đó, biến đổi từng ngày theo dòng chảy của thời gian…
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37