-->

Người dân vẫn sử dụng túi nilon vì “tiện dụng”

Được biết đến với ưu điểm tiện lợi, chi phí rẻ, túi nilon đã trở thành vật bất li thân với mọi người. Đã có nhiều giải pháp đưa ra để giảm thiểu thói quen sử dụng túi nilon như sử dụng các vật liệu thay thế, tuy nhiên, dường như mọi vật liệu thay thế đều bị đánh bật bởi tính tiện dụng của túi nilon.
Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa Hạn chế rác thải nhựa, tuyên truyền thôi, chưa đủ! Các chuyên gia đề xuất áp dụng thuế, phí cao hơn khi chọn dùng túi ni lông

Theo các nhà khoa học, túi nilon là chất thải nhựa khó phân hủy. Ở trong môi trường tự nhiên, một túi nilon cần vài trăm năm đến một nghìn năm mới có thể phân hủy hết. Ngoài ra, nếu không được thu hồi hoặc chôn lấp đúng cách, loại túi này sẽ gây ô nhiễm đất và nước, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Còn khi đốt, chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch…

Người dân vẫn sử dụng túi nilon vì “tiện dụng”
Người dân vẫn giữ thói quen sử dụng túi nilon khi đi chợ vì tính tiện dụng.

Tuy nhiên, với “ưu điểm” như gọn nhẹ, giá thành thấp, lại có thể sử dụng một cách đa năng như đựng thức ăn, làm màng bọc thực phẩm, túi đựng vật dụng... hiện nay túi nilon đang là vật dụng ưa thích của các bà nội trợ.

Khảo sát của phóng viên cho thấy, hiện nay, tình trạng sử dụng túi nilon vẫn còn phổ biến. Từ chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa cho tới các siêu thị, tất cả các loại đồ ăn thức uống đều được gói bằng các túi nilon với đủ mọi kích thước. Từ túi nilon 1 kg, 2kg cho tới 5kg và 10 kg, chỉ cần khách hàng có nhu cầu thì người bán sẵn sàng cung cấp.

Được biết đến là khu chợ sầm uất, chợ 8/3 (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) là nơi cung cấp đa dạng các loại lương thực, thực phẩm cho người dân phường Quỳnh Mai. Chia sẻ với chúng tôi chị Yến, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, cho biết, chị đã bán hàng tại chợ được 20 năm, mặt hàng chị bán là hoa quả, khi bán hàng, chị thường sử dụng túi nilon để gói hàng cho khách. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà chị cung cấp số lượng túi nilon phù hợp để khách bọc, gói hàng.

Người dân vẫn sử dụng túi nilon vì “tiện dụng”
Để chiều lòng khách hàng, người bán hàng sẵn sàng cung cấp số lượng túi nilon theo yêu cầu.

Theo chị Yến, túi nilon được người bán hàng sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi. Hiện nay, phần lớn người dân thường tranh thủ đi chợ vào giờ tan tầm hoặc sáng sớm sau khi đưa con đi học về, do vậy, việc đem theo làn hay túi vải để đựng thực phẩm là không khả thi. Do đó, người mua thường yêu cầu người bán hàng cho thực phẩm vào túi nilon để treo vào xe cho thuận tiện.

Cũng giống như chị Yến, dù muốn giảm thiểu túi nilon để không làm ảnh hưởng tới môi trường nhưng chị Nguyễn Thị Hiệu (quận Long Biên) cũng phải chiều lòng khách hàng vì nếu không có túi nilon cho khách đựng thực phẩm thì sẽ mất khách.

Chị Hiệu cho hay: “Mình bán hàng thì mình phải trang bị túi nilon cho khách, không có túi thì khách sẽ không mua. Hiện tại, nếu muốn giảm ô nhiễm môi trường từ việc giảm thiểu túi nilon thì chính người mua hàng phải nhận thức được rằng việc sử dụng túi nilon sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, từ đó tự ý thức giảm thiểu số lượng túi nilong khi mua hàng”.

Người dân vẫn sử dụng túi nilon vì “tiện dụng”
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, người dân phải tự ý thức, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng cách sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

Dù biết những tác hại của túi nilon tới môi trường, thế nhưng người mua hàng vẫn không thể không dùng vì tính tiện dụng mà túi nilon đem lại. Bạn Nguyễn Thị Lan, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Do đặc thù công việc nên mình chỉ có thể đi chợ sau khi tan ca làm vào buổi chiều tối. Khoảng cách từ nhà mình đến chợ cũng khá xa nên mình không thể mang theo làn đi chợ, giải pháp tốt nhất với mình khi đó chỉ có thể là sử dụng túi nilon để thuận tiện cho việc mua bán”.

Thực tế, đã có nhiều chương trình được tổ chức nhằm hạn chế sử dụng túi nilon để kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, nếu người dân vẫn giữ thói quen sử dụng túi nilon vì tính tiện dụng thì mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường khó có thể thực hiện được. Điều quan trọng nhất để tạo nên một môi trường bền vững chính là sự thay đổi từ ý thức của người dân.

Để hạn chế ảnh hưởng của túi nilon tới môi trường, trước mắt chúng ta phải thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, phải coi túi nilon là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt; Thứ hai, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi nilon tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi nilon cũng như sản lượng túi nilon hàng năm. Cùng đó, có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilon, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng.

Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý để thay thế túi nilon. Không chỉ vậy, khi người dân thực hiện tốt việc hạn chế sử dụng túi nilon, chúng ta cũng phải có sự khen thưởng, động viên kịp thời; ngược lại, với những người làm chưa tốt, chúng ta phải nhắc nhở và có những hình phạt về kinh tế để làm gương cho những người khác.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền những năm qua được coi là mũi nhọn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bởi vậy, các cơ quan chức năng, các hiệp hội cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, bên cạnh việc tuyên truyền về tác hại của túi nilon trên báo đài hàng ngày, cần kết hợp lồng ghép vào trong các bài giảng cho học sinh; tổ chức các buổi thực tế tìm hiểu về tác hại của bao túi nilon tới môi trường sống; vận động cộng đồng, nhất là tại các chợ dân sinh kêu gọi người dân hạn chế sử dụng túi nilon, cân nhắc sử dụng đúng lúc, không lạm dụng túi nilon gây ảnh hưởng tới môi trường.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.

Tin khác

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ứng Hòa vừa ban hành kế hoạch số 142/KH-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động