Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân Nhiễm uốn ván do vết thương máy bào gỗ cắt vào tay |
Theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tại đây vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (65 tuổi, ở Hải Dương) mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp, không ngờ tới.
![]() |
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Nam bệnh nhân này có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương, hoặc xây xước nào trên cơ thể. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng, không sốt.
Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Bệnh nhân được đưa tới cơ sở y tế và chuyển tiếp xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán mắc uốn ván.
Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo, nhưng chỉ há miệng được khoảng 1 cm. Bệnh nhân có hiện tượng tăng cơ co cứng vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, biểu hiện qua các cơn co cứng cơ và gồng cứng.
Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương hay phẫu thuật. Tuy nhiên, ở bệnh nhân trên không tìm thấy dấu vết nào.
“Khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài” - bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng nói.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, có những báo cáo cho thấy, uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng như: Sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...
Ở trường hợp nam bệnh nhân nêu trên, các bác sĩ cho rằng, có thể nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miêng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột như từ các vết mổ trong nội soi, hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn.
Vì vậy, khi nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ như cứng hàm tiến triển, co cứng cơ, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh
Tin khác

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí
Y tế 19/07/2025 21:20

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng vắc xin
Y tế 19/07/2025 20:40

Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân
Media 19/07/2025 19:25

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị
Y tế 19/07/2025 14:49

Khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách tại xã Phúc Thọ
Y tế 19/07/2025 12:53

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin
Y tế 18/07/2025 22:24

Khám sức khỏe miễn phí cho các đối tượng chính sách
Y tế 17/07/2025 19:35

Báo động đỏ toàn viện cấp cứu hai anh em ruột trong vụ tai nạn liên hoàn ở Dương Nội
Y tế 17/07/2025 18:04

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại xã Đông Anh
Y tế 17/07/2025 12:48

Cảnh báo nhiều ca bệnh xơ gan vì lạm dụng rượu kéo dài
Y tế 17/07/2025 12:46