Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Theo ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, toàn Thành phố hiện có hơn 80.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó ngành Y tế trực tiếp quản lý hơn 46.000 cơ sở.
![]() |
Hà Nội siết chặt kiểm soát ATTP tại cộng đồng, chú trọng kiểm soát thực phẩm quanh cổng trường học. |
Để đảm bảo ATTP trong mùa lễ hội đầu năm 2025, Hà Nội đã thành lập hai đoàn kiểm tra giám sát tại 30 quận, huyện, thị xã. Các đoàn không chỉ kiểm tra mà còn hướng dẫn, tuyên truyền quy định ATTP, đồng thời yêu cầu các cơ sở khắc phục sai phạm nếu có.
Bên cạnh đó, Thành phố đã triển khai điều tra thực trạng và ghi nhận hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố quanh khu vực cổng trường học tại các quận, huyện, thị xã.
Các chuyên đề ATTP năm 2024 cũng được triển khai đồng bộ, bao gồm: Rà soát và thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đánh giá kiến thức và thực hành ATTP của người lãnh đạo quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm và điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm; kiểm soát ATTP tại các bữa cỗ tập trung đông người; giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm thông qua việc lấy mẫu kiểm nghiệm; bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; duy trì tuyến phố dịch vụ uống, thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm có kiểm soát…
Trong năm 2025, Thành phố tiếp tục ban hành và thực hiện các kế hoạch chuyên đề về ATTP, đặc biệt chú trọng kiểm soát thực phẩm quanh cổng trường học, duy trì tuyến phố dịch vụ ăn uống đảm bảo ATTP có kiểm soát, nâng cao chất lượng bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học và kiểm soát thực phẩm tại các bữa cỗ tập trung đông người.
Trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, Hà Nội đã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn. Qua kiểm tra 63 cơ sở, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vi phạm 10 cơ sở, với tổng số tiền phạt lên tới 182 triệu đồng. Thành phố cũng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, Hà Nội duy trì 5 đội cơ động chuyên điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh, đặc biệt tại các hội nghị, sự kiện quan trọng.
Công tác tuyên truyền ATTP cũng được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ tự bảo vệ bản thân trước các sản phẩm kém chất lượng. Thành phố đẩy mạnh truyền thông qua báo chí, truyền hình và mạng xã hội, tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và nâng cao ý thức về ATTP.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bộ Nội vụ đề xuất chính sách với 212.606 cán bộ, công chức xã khi sáp nhập

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhận định Bayern Munich vs Inter Milan: Đại chiến giữa hai gã khổng lồ châu Âu

Triển khai đợt thi đua đặc biệt chào mừng 80 năm truyền thống ngành Giáo dục

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/4: Sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37