Nguy cơ mắc uốn ván từ những vết thương thường gặp
Khi đi làm ruộng, ông P.K.T (62 tuổi, ở Thanh Hóa) bị trượt chân, ngã vào gốc cây mục, làm rách một vết ở cẳng chân phải. Ông T tự xử lý vết thương qua loa và về nhà đắp lá cầm máu.
![]() |
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân uốn ván. |
Sau 2 ngày, vết thương bắt đầu nhiễm trùng, người nhà đưa ông T vào cơ sở y tế gần nhà và ông được chẩn đoán: Nhiễm trùng huyết phải nhập viện điều trị.
Do không có bảo hiểm y tế, nên ông T về nhà tự chữa trị. Ngày hôm sau, ông T cảm thấy người khó chịu, không thở được, nên gia đình đưa ông T đi cấp cứu. Khi nhập viện tại cơ sở y tế tuyến dưới, ông T có biểu hiện khó há miệng, khó ăn, khó nuốt, miệng bắt đầu sùi bọt mép và lên cơn co giật. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván, nhiễm trùng huyết nặng, phải mở khí quản, thở máy.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương, Khoa Hồi sức tích cực cho biết: “Bệnh nhân T nhập viện trong tình trạng an thần, thở máy, co cứng cơ toàn thân, co giật trên nền co cứng, vết thương cẳng chân phải chảy mủ, chảy dịch, chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể - nhiễm khuẩn huyết - suy thận cấp, tiên lượng bệnh nặng”.
Tương tự là trường hợp bệnh nhân N.D.B (66 tuổi) được Bệnh viện Đa khoa Sơn La chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán uốn ván. Trước khi vào viện, bệnh nhân bị dao đâm vào mu bàn chân phải.
Sau 5 ngày xuất hiện cứng hàm. Bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị. Do bệnh nặng nên ông B được đặt ống nội khí quản và chuyển Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ông được chẩn đoán: Uốn ván đường vào vết thương bàn chân phải; tăng huyết áp, suy tim. Hiện tại bệnh nhân vẫn an thần thở máy qua nội khí quản.
Để phòng bệnh uốn ván theo bác sĩ Hương khuyến cáo: Ngay sau khi bị vết thương, người dân cần đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương đúng cách. Trường hợp cần thiết, sẽ được tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
Nếu người bệnh đã tiêm vắc xin trong vòng 3 năm, nên tiêm vắc xin nhắc lại. Nếu người bệnh chưa từng tiêm vắc xin, hoặc tiêm đã trên 3 năm, cần tiêm đủ 3 mũi để có miễn dịch cơ bản, miễn dịch sẽ tồn tại khoảng 3 - 5 năm. Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 5 năm, tiêm 4 mũi có giá trị bảo vệ trên 10 năm, và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tin khác

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26