-->

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Ông Nguyễn Xuân Phong – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì khẳng định: “Thanh Trì là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời. Với 154 di tích lịch sử, 88 di tích được xếp hạng, cùng hàng chục lễ hội truyền thống, trong đó nổi bật nhất là Lễ hội Tổng Nam Phù, đây chính là di sản tinh thần vô giá mà các thế hệ cha ông để lại".

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Màn trống hội tại Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo lời kể trong sử sách và truyền thuyết, dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), hai công chúa sinh đôi Lý Từ Thục và Lý Từ Huy, sinh ra trong hoàng tộc cao quý, nhưng lại chọn từ bỏ nhung lụa để xuất gia tu hành, hoằng dương Phật pháp, gieo hạnh Bồ Tát giữa trần gian. Từ Thăng Long, hai bà lặng lẽ rời cung, lập am tại núi Trúc, nay là chùa Hưng Phúc (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì), sau đó tiếp tục hành đạo tại chùa Hưng Long (xã Đông Mỹ). Dù bị vua cha triệu hồi và ngăn cản bằng cách đốt chùa, hai công chúa vẫn không lay chuyển tâm nguyện tu hành, một lòng sám hối, hướng thiện. Cảm động trước tấm lòng hiếu hạnh, nhà vua đã không chỉ cho phép xuất gia mà còn cấp ngân khố xây lại chùa.

Không chỉ tu hành tinh tấn, Nhị vị Công chúa còn có công lớn trong việc cải thiện đời sống nhân dân vùng Tổng Nam Phù. Các bà đã cấp lại cho dân hơn 3.000 mẫu ruộng, truyền dạy nghề nông, nghề thủ công truyền thống như làm bánh (Tranh Khúc), làm bún, đậu phụ (Đông Phù), đan lát (Tự Khoát), làm quang gánh (Việt Yên), làm lược (Tương Trúc)... Với tâm nguyện “hành đạo để giúp đời”, hai công chúa đã trở thành biểu tượng sống động của tinh thần từ bi, trí tuệ và lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

Khi biết nhân duyên trần thế đã mãn, Nhị vị Bồ Tát sai người đốn cây thông cổ thụ, dựng am thất tại khu đất trống sau này gọi là Lăng Liên Hoa. Sau khi nhập định, các bà dặn dân làng: Làng nào lấp cửa am trước sẽ là Chủ lăng. Đúng trăm ngày sau, hai bà hóa Thánh. Dân làng Ninh Xá là những người đầu tiên lấp cửa am, nên được giữ gìn Chủ lăng đến ngày nay. Từ đó, nhân dân vùng Tổng Nam Phù tôn xưng Nhị vị là Bồ Tát – hiện thân của đạo hạnh và tình thương giữa đời thường.

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù được tổ chức thường niên vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba âm lịch.

Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù được tổ chức thường niên vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba âm lịch, là một trong những lễ hội tâm linh đặc sắc, trang nghiêm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh, tinh thần Phật giáo và văn hóa dân gian lâu đời. Từ hơn 900 năm nay, lễ hội đã in sâu vào tâm thức người dân vùng Thanh Trì – Thường Tín như một biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, hướng thiện và đoàn kết cộng đồng.

Điểm đặc sắc của lễ hội không chỉ là chiều dài lịch sử, mà còn nằm ở sự lan tỏa không gian và chiều sâu văn hóa cộng đồng. Sáu ngôi chùa linh thiêng gồm Hưng Phúc, Thanh Liêm (Ngũ Hiệp), Hưng Long (Đông Mỹ), Long Khách, Kim Cương (Duyên Hà), và Phổ Quang (Ninh Sở – Thường Tín) đã tạo nên một hệ thống liên kết tâm linh vững chắc, biểu tượng của sự giao hòa giữa hai vùng đất, hai dòng chảy tín ngưỡng và văn hóa.

Lễ hội kết hợp hài hòa giữa các nghi thức tâm linh truyền thống như lễ Mộc dục, rước kiệu Thánh, dâng hương, tế Thánh… với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như múa rồng, hát chầu văn, trò chơi truyền thống. Không chỉ mang tính lễ nghi, đây còn là dịp hội tụ cộng đồng, khơi dậy bản sắc văn hóa, khuyến khích thế hệ trẻ kế thừa và tiếp nối tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Lễ hội kết hợp hài hòa giữa các nghi thức tâm linh truyền thống.

Trong thời gian qua, chính quyền hai huyện Thanh Trì – Thường Tín đã tích cực phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Cục Di sản Văn hóa tiến hành nghiên cứu, khảo sát, tập hợp tư liệu và xây dựng hồ sơ đề nghị đưa lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngày 19/2/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 323/QĐ-BVHTTDL chính thức công nhận Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia – đúng vào dịp kỷ niệm 930 năm ngày Nhị vị Bồ Tát nhập Niết bàn.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Xuân Phong xúc động: “Sự kiện này là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Thanh Trì – Thường Tín, mà còn là của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Chúng tôi xin tri ân sâu sắc sự quan tâm của Bộ Văn hóa, các cấp ngành, và đặc biệt là những người dân đã gìn giữ ngọn lửa di sản suốt hàng trăm năm qua”.

Sáng 12/4/2025, tại Lăng Liên Hoa (xã Đông Mỹ), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa đã trao Bằng công nhận cho đại diện lãnh đạo hai huyện Thanh Trì và Thường Tín, khẳng định sự ghi nhận xứng đáng cho một di sản văn hóa có giá trị lịch sử – tâm linh – cộng đồng đặc biệt.

Đây không chỉ là dấu mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương, mà còn là dịp để tôn vinh công lao và đạo hạnh của hai vị công chúa triều Lý – những bậc chân tu đã hóa thân vì dân tộc.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động