--> -->

Lễ hội Tổng Nam Phù: Lòng tri ân từ huyền tích xưa

Trong bối cảnh đô thị và hiện đại hóa nhanh chóng, lễ hội Tổng Nam Phù vẫn giữ được những nghi thức cổ truyền. Điều đáng quý là không chỉ các bậc cao niên mà thế hệ trẻ cũng tích cực tham gia lễ hội, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc địa phương. Năm 2025, Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù (huyện Thanh Trì và Thường Tín) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội "Lớn lên cùng truyền thống": Không gian sáng tạo đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 quy tụ 150 gian hàng Đặc sắc Lễ hội trái cây Nam Bộ năm 2025

Liên kết không gian, lan tỏa chiều sâu văn hóa

Giữa nhịp sống đô thị đang ngày càng hiện đại hóa, những vùng đất như Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) vẫn mang trong mình vẻ trầm mặc và linh thiêng hiếm có. Làng cổ nay đã cận kề phố thị, những thửa ruộng nằm sát khu công nghiệp, thế nhưng không gian văn hóa tâm linh nơi đây vẫn như một sợi chỉ đỏ níu giữ ký ức và căn tính văn hóa của cả vùng. Trung tâm trong mạch tâm linh ấy chính là chùa Hưng Long, một trong những ngôi cổ tự tiêu biểu gắn với hệ thống lễ hội Tổng Nam Phù.

Theo truyền tích và các tài liệu cổ, chùa Hưng Long được khởi dựng từ năm 1011 dưới triều vua Lý Thái Tổ - vị vua khai sinh ra kinh đô Thăng Long. Hơn 9 thế kỷ trôi qua, ngôi chùa không chỉ giữ vai trò là nơi tu hành của Nhị vị Công chúa triều Lý - Lý Từ Thục và Lý Từ Huy, mà còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng. Với kiến trúc mộc mạc, tĩnh lặng, chùa là điểm giao hòa giữa tinh thần Phật pháp và đời sống dân gian, nơi những pho tượng cổ, hoành phi đại tự và sắc phong được gìn giữ như báu vật của tiền nhân.

Lễ hội Tổng Nam Phù: Lòng tri ân từ huyền tích xưa
Nếu mỗi làng quê Việt Nam là một mảnh gương phản chiếu truyền thống, thì Tổng Nam Phù chính là một tấm gương ngũ sắc phản chiếu chiều sâu văn hóa - tâm linh - lịch sử.

Không xa đó, tại xã Ngũ Hiệp là chùa Hưng Phúc được xem là trung tâm kết nối của hệ thống tâm linh Tổng Nam Phù. Chùa Hưng Phúc không chỉ là nơi Nhị vị Bồ Tát từng tu hành mà còn lưu giữ những dấu tích rõ ràng về quá trình hình thành và lan tỏa của lễ hội. Những pho tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng, các bia đá và sắc phong cổ tạo nên một không gian thấm đẫm khí thiêng, làm nên sức sống tâm linh bền bỉ cho cộng đồng địa phương. Mỗi dịp lễ hội, nơi đây là điểm dừng chân đầu tiên, mở đầu cho hành trình hành hương trở về cội nguồn.

Tại xã Duyên Hà, chùa Kim Cương nổi bật như một viên ngọc quý của văn hóa Phật giáo. Không chỉ là nơi thiền tu của các cao tăng thời xưa, ngôi chùa còn là chứng nhân cho dòng chảy lịch sử qua các triều đại. Những di vật quý như tượng Tam Thế, bộ Thập điện Diêm Vương, cùng cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã góp phần khẳng định vai trò trường tồn của Kim Cương tự trong tâm thức người dân. Đây là nơi không chỉ lưu giữ di sản vật thể mà còn hun đúc đời sống tinh thần, thể hiện sự gắn kết giữa hiện tại và truyền thống.

Đặc biệt, chùa Phổ Quang tại xã Ninh Sở (Thường Tín) là điểm kết nối phía Nam, hoàn thiện vòng liên kết tín ngưỡng giữa hai huyện Thanh Trì - Thường Tín. Với kiến trúc dân gian đặc trưng và nhiều nghi lễ cổ còn được bảo tồn như lễ tụng kinh cầu an, rước kiệu Thánh, lễ thắp nến tri ân…, chùa Phổ Quang không chỉ là nơi thờ tự mà còn là điểm hội tụ cộng đồng, nơi tình làng nghĩa xóm và ký ức tâm linh được trao truyền qua từng thế hệ.

Lễ hội Tổng Nam Phù: Lòng tri ân từ huyền tích xưa
Hơn 900 năm tồn tại, lễ hội không chỉ lưu dấu ký ức về một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo triều Lý, mà còn là minh chứng sống động cho sức mạnh gắn kết cộng đồng bằng những giá trị hướng thiện, đạo lý và lòng từ bi.

Sáu ngôi chùa trải dài khắp vùng đất Tổng Nam Phù không chỉ là những “trạm dừng” tín ngưỡng, mà còn là các điểm nút văn hóa liên kết con người với đất đai, truyền thống và tổ tiên. Đó chính là chiều sâu văn hóa mà lễ hội Tổng Nam Phù mang lại, không chỉ nối đất với đất, làng với làng, mà còn nối người với người, tâm linh với đời sống hôm nay.

Nối dài mạch nguồn truyền thống

Nếu mỗi làng quê Việt Nam là một mảnh gương phản chiếu truyền thống, thì Tổng Nam Phù chính là một tấm gương ngũ sắc phản chiếu chiều sâu văn hóa - tâm linh - lịch sử. Hơn 900 năm tồn tại, lễ hội không chỉ lưu dấu ký ức về một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo triều Lý, mà còn là minh chứng sống động cho sức mạnh gắn kết cộng đồng bằng những giá trị hướng thiện, đạo lý và lòng từ bi.

Theo ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thanh Trì là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 88 di tích đã được xếp hạng. Lễ hội Tổng Nam Phù là một nghi lễ đặc biệt, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Nhân dân với Nhị vị Công chúa triều Lý - những người không chỉ hóa thân Bồ Tát, mà còn góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ văn hóa dân gian cho vùng đất này.

Lễ hội Tổng Nam Phù: Lòng tri ân từ huyền tích xưa
Năm 2025, Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo sử sách, hai công chúa sinh đôi Lý Từ Thục và Lý Từ Huy đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuống dân gian tu hành, hoằng dương Phật pháp và cống hiến cho cộng đồng. Dù từng bị vua cha ngăn cấm, đốt chùa, thậm chí ép trở về triều đình, nhưng hai bà vẫn giữ trọn niềm tin, ngày đêm sám hối hồi hướng. Chính tấm lòng đó đã cảm hóa cả đấng quân vương và để lại cho hậu thế một tấm gương đạo hạnh trọn vẹn.

Không dừng lại ở đời sống tâm linh, hai bà còn thực hành hạnh Bồ Tát bằng hành động thiết thực: cấp lại ruộng đất, hướng dẫn trồng trọt, dạy dân nghề nghiệp như làm bánh, bún, đậu phụ, mây tre, làm lược, làm quang gánh... Những ngành nghề này vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay, trở thành “hóa thân kinh tế” của từ bi và trí tuệ.

Sự viên mãn của hành trình tu hành được đánh dấu bằng nghi lễ nhập định và thu thần thị tịch tại lăng Liên Hoa. Từ đây, tín ngưỡng thờ Nhị vị Bồ Tát được hình thành và duy trì suốt hàng thế kỷ. Các tượng thờ, sắc phong và nghi lễ tại các chùa trong hệ thống vẫn lưu giữ đến nay, minh chứng cho lòng tôn kính của cộng đồng dành cho hai vị “Phật sống” giữa đời thường.

Mỗi mùa lễ hội, dòng người lại về nơi đây không chỉ để khấn nguyện, dâng hương mà còn để kết nối với quá khứ, nhận diện giá trị truyền thống trong một thế giới đang đổi thay từng ngày. Những nghi lễ như Mộc dục, rước kiệu, dâng hương cùng các hoạt động múa rồng, chầu văn, trò chơi dân gian, đã biến lễ hội thành một không gian văn hóa sống động, kết nối tâm linh với giáo dục, tín ngưỡng với du lịch, quá khứ với hiện tại.

Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025 không chỉ là sự công nhận về mặt pháp lý, mà còn là lời hứa trách nhiệm với tương lai. Đó là hành trình gìn giữ, trao truyền và lan tỏa một giá trị văn hóa sống - nơi đạo lý và nhân nghĩa vẫn còn nguyên vẹn trong từng nén hương, từng mái ngói rêu phong và từng bước chân hành hương giữa lòng Hà Nội hôm nay.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thanh Trì đã tặng quà tri ân các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong xã.
Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Sau khi sáp nhập từ 4 xã Hoa Viên, Trường Thịnh, Liên Bạt và Quảng Phú Cầu, xã Ứng Thiên (Hà Nội) đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với sự kiện quan trọng này, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của xã cũng đã được kiện toàn, sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, khẳng định vai trò nòng cốt trong giai đoạn mới.
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.

Tin khác

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động