-->

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chủ trì hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Hoàng Công Thủy, Tô Thị Bích Châu.

Bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được tổ chức ngay sau khi Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thành công rất tốt đẹp. Hội nghị Trung ương đã quyết định những nội dung quan trọng, mang tính cách mạng, có ý nghĩa lịch sử: Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo ông Đỗ Văn Chiến, để triển khai kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chủ động, tích cực triển khai 9 nhiệm vụ được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 và các luật chuyên ngành của các tổ chức chính trị - xã hội để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho sắp xếp, tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, bảo đảm đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc hội nghị.

Cùng với đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ trình bày trước Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước kể từ sau kỳ họp thứ 8 đến nay.

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ những nội dung trên, đại biểu tham dự Hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung:

Thứ nhất, về Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nội dung này, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Nội vụ và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội nghiên cứu, rà soát, đề xuất và xây dựng hồ sơ dự án các Luật này.

Thứ hai, về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đến thời điểm này, dự thảo Báo cáo tổng hợp được Ban Thường trực xây dựng trên cơ sở kết quả tập hợp của 54/63 báo cáo phản ánh tình hình, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố; 15 báo cáo của các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam; các báo cáo của Ủy ban Dân nguyện, giám sát của Quốc hội; báo cáo của các ban chuyên môn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các nguồn thông tin tổng hợp khác.

“Báo cáo tổng hợp được kết cấu làm 3 phần: Phần thứ nhất phản ánh khái quát, tổng quan những sự kiện, vấn đề, nội dung nổi bật trong thời gian qua được cử tri và nhân dân quan tâm; Phần thứ 2 tập trung phản ánh 9 lĩnh vực cụ thể; Phần thứ 3: Các nội dung kiến nghị cụ thể của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trên cở sở các ý kiến, kiến nghị cụ thể của cử tri và nhân dân. Trân trọng đề nghị các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện báo cáo, đảm bảo chất lượng, phản ánh được nhiều nhất các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông tin.

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp
Các đồng chí chủ trì hội nghị.

Nhấn mạnh nội dung hội nghị rất quan trọng, thời gian hội nghị không nhiều, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến trân trọng đề nghị các cụ, các vị, các đồng chí phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi nổi nội dung các Tờ trình do Ban Thường trực chuẩn bị. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực sẽ chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện các văn bản dự thảo, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nội dung, quy định cần sửa đổi không nhiều

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày dự thảo hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó, qua rà soát cho thấy còn có một số đạo luật khác có quy định liên quan tới nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; tuy nhiên, nội dung, quy định bị tác động, ảnh hưởng, cần sửa đổi không nhiều, chủ yếu là điều chỉnh lại để bảo đảm phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

“Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan khác đang tiến hành rà soát, sửa đổi nhiều đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các luật có liên quan trực tiếp tới bộ máy Nhà nước, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Ban Thường trực sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo các văn bản này để đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, xử lý vấn đề về tổ chức bộ máy trong dự thảo Nghị quyết, bảo đảm thống nhất với dự thảo Luật này để phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của MTTQ Việt Nam sau sắp xếp”, bà Nguyễn Thị Thu Hà thông tin.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà mong muốn đại biểu tập trung cho ý kiến vào một số vấn đề cụ thể như, trong quá trình tổ chức rà soát còn một số ý kiến đề xuất bổ sung và làm rõ hơn nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam (nhất là nguyên tắc “tự nguyện, hiệp thương, dân chủ” và “độc lập tương đối”); các quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của MTTQ Việt Nam và của các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng về “trực thuộc” MTTQ Việt Nam.

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp
Toàn cảnh hội nghị.

Đối với Luật Công đoàn còn một số nội dung cần tiếp tục được rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, như quy định về tổ chức Công đoàn ngành Trung ương tại Điều 4, về thẩm quyền trình dự án luật của Tổng Liên đoàn tại Điều 13; về hoạt động giám sát, phản biện xã hội tại Điều 16, Điều 17; về vấn đề liên quan đến tài chính công đoàn... để phù hợp với tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Tương tự, Luật Thanh niên vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục rà soát, bổ sung như quy định về tổ chức Thanh niên tại Điều 27 về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Điều 28 để phù hợp với tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu trình bày dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Bà Tô Thị Bích Châu cho biết, trên cơ sở kết quả tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Ban Thường trực đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần.

Theo đó, phần I tập trung phản ánh khái quát, tổng quan những sự kiện, vấn đề, nội dung nổi bật trong thời gian qua như: Kết quả, ý nghĩa của Kỳ họp lần thứ 8 và Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; kết quả công tác sáp nhập, sắp xếp bộ máy Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; những nội dung mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; về các động lực phát triển đất nước, về hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng và Nhà nước.

Phần II đề cập vào 9 lĩnh vực cụ thể, gồm: Về phát triển kinh tế; về lĩnh vực xã hội; về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về lĩnh vực nội vụ, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân; về công tác đối ngoại; về lĩnh vực đất đai, bất động sản, nhà ở xã hội; về việc xem xét giải quyết các kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân gửi tới các kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

“Tại mỗi lĩnh vực, dự thảo báo cáo trình bày khái quát, trọng tâm theo các nhóm nội dung như: Những nội dung cử tri và nhân dân ghi nhận, đồng tình, ủng hộ; những nội dung cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng; những đề xuất, kiến nghị cụ thể của cử tri và nhân dân đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền”, bà Tô Thị Bích Châu nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu cho biết, từ những nội dung nêu trên, phần III của báo cáo tập trung vào những kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước như Đảng và Nhà nước chỉ đạo sát sao việc sắp xếp bộ máy và tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp sau sắp xếp để đảm bảo hoạt động đồng bộ, thông suốt, không bỏ trống nhiệm vụ, không gây khó khăn, phiền hà cho người dân trong quá trình sắp xếp…

Thực hiện công bằng, kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, nhất là đội ngũ cán bộ phải đến nơi công tác mới sau sắp xếp, đội ngũ cán bộ nghỉ công tác trong quá trình tinh gọn bộ máy, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị; Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh công tác cải cách thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, cụ thể hóa thành pháp luật các chỉ đạo quan điểm kinh tế, khoa học công nghệ, chuyển đổi số…

Tại hội nghị, đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng thông tin một số nội dung về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.

Tin khác

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Đến chiều ngày 17/4, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động