Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân
Kỳ 1: Muôn vàn chiêu trò của các “thánh chốt đơn online” Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván |
Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), nước từ thượng nguồn đổ về khiến địa phương nơi bệnh nhân sinh sống thuộc xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) bị ngập lụt.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân mắc bệnh uốn ván. |
Ông K cùng những người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ. Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân. Ông tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván. 6 ngày sau, ông K xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng.
Đến ngày 16/9, ông K vào Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván. Nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9 ông K được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm. Vết thương ở mu bàn chân phải của ông K có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.
Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra. Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.
Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.
Bác sĩ Thế Bảo cũng cho biết thêm, điều trị uốn ván phải mất ít nhất vài tuần. Bệnh nhân được tiêm huyết thanh điều trị uốn ván để xử lý độc tố ở trong máu. Những độc tố gắn vào tế bào thần kinh phải để cơ thể tự đào thải.
Chính vì thế, với những người dân khi có các vết thương tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn như bùn đất, nước bẩn, môi trường chăn nuôi gia súc… thì nên đi tiêm phòng uốn ván định kỳ 5 năm/lần vì các vi khuẩn uốn ván sẽ ủ bệnh trong các vết thương và tiến triển thành bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11