Nên giải quyết tận gốc vấn đề
Quỹ bảo trì chung cư: Minh bạch hóa việc sử dụng | |
Điểm mặt 9 doanh nghiệp còn "chầy ỳ" quỹ bảo trì chung cư | |
Tranh cãi, khiếu kiện liên quan đến Quỹ bảo trì chung cư: Bao giờ kết thúc? |
Chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì
Theo nội dung đơn, chung cư Starcity được Công ty CP Đầu tư & Thương Mại Vneco (Vneco) quản lý, vận hành. Ocean Group (OGC) đứng ra bán căn hộ thuộc dự án theo hợp đồng góp vốn giữa hai bên được ký ngày 7/11/2009. Tính từ thời điểm cư dân sinh sống ổn định, hồ sơ thiết kế, hoàn công, kinh phí bảo trì chưa được Vneco lẫn OGC công khai.
Cư dân Chung cư Starcity nhiều năm vất vả đòi Quỹ bảo trì từ chủ đầu tư. |
Ngày 31/10/2017, BQT đã gửi văn bản (lần 1) đề nghị chủ đầu chuyển giao kinh phí bảo trì nhưng cả Vneco và OGC đều không nghiêm chỉnh thực hiện. Ngày 29/11/2017, BQT tiếp tục gửi văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, tuy nhiên đã quá thời hạn bàn giao theo quy định nhưng chủ đầu tư vẫn không bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì.
Đến nay, Vneco mới bàn giao một phần phí bảo trì khoảng gần 2,5 tỷ đồng cho BQT. Hàng chục tỷ đồng phần phí bảo trì đang bị Vneco và OGC chiếm dụng và không bàn giao đầy đủ cho BQT.
Ngày 09/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Chỉ thị có nêu: Bộ công an Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định của pháp luật. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương: Kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã ban hành; xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật... |
Theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì đã thu của người mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua.
BQT chung cư Starcity chỉ rõ: Ngày 1/3/2018, Đoàn Kiểm tra – Sở Xây dựng Hà Nội, đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý sử dụng nhà chung cư tại chung cư Starcity Tại biên bản kiểm tra, Đoàn đã đưa ra kết luận: “Chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí cho BQT trước ngày 31/3/2018”. Ngày 7/5/2018, Đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm tra và kết luận: “Đến nay, chủ đầu tư đã bàn giao 2.455.194.977 đồng trên khoảng 30 tỷ đồng phải bàn giao cho BQT”.
BQT cũng cho rằng họ đã nhiều lần gửi công văn tới lãnh đạo Vnec và OGC nhưng 2 đơn vị này vẫn cố tình không bàn giao và có dấu hiệu chiếm dụng Quỹ bảo trì. Do vậy, BQT tố giác lãnh đạo Vneco và OGC có hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, đã khai thác, sử dụng số tiền kinh phí bảo trì chung cư Starcity nhằm mục đích trục lợi, sử dụng trái phép tài sản của người dân về Quỹ bảo trì này…
Trên cơ sở đó, BQT chung cư Starcity kiến nghị Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an, vào cuộc điều tra để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cư dân nhằm có thể răn đe và chấm dứt tình trạng chiếm dụng Quỹ bảo trì của người dân.
Được biết, đơn tố giác của BQT chung cư Starcity đang được Cục An ninh kinh tế thụ lý.Trao đổi với phóng viên, một thành viên của BQT chung cư Starcity cho biết: Ngày 5/12/2018, đại diện Cục An ninh kinh tế đã có cuộc làm việc với 2 thành viên của BQT về những nội dung trong đơn tố giác và tiếp nhận thêm một số tài liệu liên quan. Theo nhận định của những người trong nghề, 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ, phí bảo trì chung cư một dự án trung bình thu được cả chục tỷ đồng.
Riêng những chung cư cao cấp, Quỹ bảo trì có khi lên đến hàng trăm tỷ đồng… Chỉ cần gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất 6 – 7%/năm, với đơn vị chục tỷ đồng đã mang lại cho chủ đầu tư khoản tiền lãi chừng 2 – 5 tỷ đồng mỗi năm. Đây hẳn là số tiền không nhỏ nên chủ đầu tư cố tình phớt lờ quy định để “om” quỹ”.
Cần có biện pháp xử lý
Qua tìm hiểu, năm 2018 Sở đã có báo cáo UBND thành phố Hà Nội đề nghị ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho BQT. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các chủ đầu tư vẫn chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng trong việc bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho BQT. Sở Xây dựng đã công khai 9 công trình cao tầng trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, trình UBND Thành phố phương án cưỡng chế qua tài khoản của 9 dự án chây ì không trả kinh phí bảo trì của người dân. Danh sách những công ty bị cưỡng chế đợt này phần lớn do bị cư dân tố cáo lên các cơ quan chức năng và TP Hà Nội. Việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ Quỹ bảo trì của cư dân thực tế ghi nhận có hiệu quả nhất định.
Theo ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, phân tích, mấu chốt để giải quyết tận gốc rễ là thực thi ngay từ khi còn trứng nước. Đó là, cần phải có quy định chặt chẽ việc thu – nộp phí bảo trì ngay từ khi người dân mua nhà. Không thể chờ đến khi vào ở, tiền vào tay chủ đầu tư hết mới “rồng rắn lên mây” kéo nhau đi đòi số tiền này.
“Công khai, cưỡng chế tài sản hay khởi tố hình sự chỉ có thể áp dụng răn đe với doanh nghiệp bất động sản còn “khỏe mạnh”, còn với doanh nghiệp có dấu hiệu “chết lâm sàng”, họ đâu có sợ. Do đó, phải để người dân nắm đằng chuôi thay vì cầm đằng lưỡi. Tuyệt đối ngăn chặn việc sử dụng số tiền trong tài khoản đó. Hiểu đơn giản, nguồn tiền chỉ được thiết lập “chiều vào”, khóa “chiều ra”, đảm bảo còn nguyên vẹn khi dân bầu được BQT”, ông Hùng chia sẻ.
Thực ra không riêng gì cư dân chung cư này, mà khá nhiều cư dân đang sinh sống ở nhiều khu chung cư mới trên địa bàn Thành phố thời gian qua đã căng biểu ngữ, khiếu kiện, đề nghị nhiều nơi nếu không liên quan đến Quỹ bải trì, lại liên quan đến diện tích không đúng với hợp đồng… Đây chính là những vấn đề nhức nhối các cấp có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm từ ngọn đến gốc rễ vấn đề.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24