-->

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ Xâm phạm hồ Trị An - Bài 2: Có hay không việc cán bộ Khu bảo tồn đốt cây, chiếm đảo? Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nướ

Tỉnh ủy Đồng Nai phát công văn yêu cầu xử lý

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An” mà Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, ngày 23/8 ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã có công văn số 7909-CV/TU yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xử lý.

Cụ thể, công văn của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai nêu rõ: “Liên quan đến loạt bài xâm phạm hồ Trị An, có hay không việc cán bộ Khu bảo tồn đốt cây, chiếm đảo, phản ánh tình trạng nhiều đảo nằm trong lòng hồ Trị An bị lấn chiếm, xây dựng các công trình làm du lịch nghỉ dưỡng. Về vấn đền này, Thường trực Tỉnh ủy có ý kiến chỉ đạo giao Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp cận thông tin báo đăng, có giải pháp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy”.

Hồ Trị An thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là Khu bảo tồn) thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới; được UNESCO công nhận là Khu dữ trữ sinh quyển thế giới vào năm 2011.

Hồ Trị An nằm trên địa bàn 4 huyện gồm Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom và Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, ngoài chức năng thủy điện, bảo tồn, hồ Trị An còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhiều tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Với tầm quan trọng vô cùng lớn như đã nói ở trên, thay vì được quản lý nghiêm ngặt, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm thì tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. (Trước đó, vào các ngày 8/8, 12/8 và 15/8, Báo Lao động Thủ đô đã có loạt 3 bài phản ánh vụ việc này).

Đặc biệt, hai cán bộ của Khu bảo tồn bị người dân phản ánh đã có hành vi đốn hạ cây xanh trên đảo, san lấp một khu đất trong lòng hồ với diện tích hàng nghìn m2 nhằm làm "của riêng". Song song đó là tình trạng nuôi và đánh bắt thủy sản gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Khu bảo tồn "đẩy" trách nhiệm cho địa phương

Làm việc với PV Báo Lao động Thủ đô, ngày 13/9, ông Trần Đình Hùng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai (gọi tắt là Khu bảo tồn) thừa ủy quyền của ông Nguyễn Hoàng Hảo (Giám đốc Khu bảo tồn) cho biết, sau khi Báo Lao động Thủ đô phản ánh, Khu bảo tồn đã tiến hành xác minh các thông tin để xử lý theo thẩm quyền.

Cụ thể, đối với trường hợp của ông Lê Văn Thịnh, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Cơ động (thuộc Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn) là người bị người dân phản ánh đã có hành vi đốn hạ cây trên đảo và san lấp đất lòng hồ (thuộc khu phố 8, thị trấn Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) để làm đường, ông Hùng cho biết: Theo báo cáo của ông Lê Văn Thịnh thì trước đó, ông Thịnh cùng với một số cán bộ của trạm đã lên đảo phát dọn một số loại cây bụi, cỏ, dây leo... vị trí đất có tọa độ GPS (VN2000) là X: 456525, Y 1233612 và mở rộng đường với mục đích tạo thuận lợi cho việc neo đậu tàu, ca nô để tránh sóng gió, dông lốc vào mùa mưa gió khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm tra trên hồ. Tuy nhiên, khi thực hiện các việc này, ông Thịnh không báo cáo và chưa được sự đồng ý của Khu bảo tồn. Qua làm việc, bước đầu, ông Thịnh đã nhận có thiếu sót.

Tuy nhiên theo điều tra, ghi nhận của Báo Lao động Thủ đô trước đó, trong các diện tích bị phát dọn, đốt không chỉ là cây bụi và dây leo mà còn cả những cây thân gỗ đường kính lớn. Vậy Giám đốc Khu bảo tồn và các cơ quan chức năng có chấp nhận việc ông Thịnh cùng một số cán bộ tự tiện phá rừng, mở đường và khi bị báo chí phản ánh thì báo cáo và "nhận có thiếu sót" này không?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Cán bộ Khu bảo tồn bị người dân phản ánh đốn cây trên đảo chứ không phải đơn thuần là phát cây bụi, dây leo như trả lời.

Ông Hùng cũng cho biết, đối với trường hợp ông Thái Ngô Đức, Hạt Phó hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn (là người được Khu bảo tồn giao quản lý trực tiếp đối với trạm Kiểm lâm Cơ động), hiện Khu bảo tồn đang tiếp tục kiểm tra để xử lý đối với trách nhiệm người đứng đầu (nếu có).

Cũng theo ông Hùng, trước đó vào ngày 13/5/2024, Trạm Kiểm lâm Cơ động thuộc Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn đã tiến hành họp đơn vị để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và tập thể trong tháng 5/2024, qua đó đồng chí Lê Văn Thịnh, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Cơ động được đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ. Lý do để xảy ra những sự việc làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Khu đất tại khu phố 8, trị trấn Vĩnh Tân được người phản ánh bị cán bộ Khu bảo tồn lấn chiếm.

“Hiện Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn đang tiếp tục rà soát làm rõ các vấn đề có liên quan theo nội dung mà Báo Lao động Thủ đô phản ánh, khi có kết quả nếu có sai phạm, tùy vào tính chất, mức độ sẽ xử lý theo quy định và cung cấp thông tin cho Báo Lao động Thủ đô”, ông Hùng cho biết.

Đối với các trường hợp vi phạm trên các đảo khác như đảo Cao Minh, Đảo Thỏ, đảo Hồng Ngọc, ông Hùng cho biết, các đảo này thuộc 76 đảo do Khu bảo tồn quản lý (theo quy định tại khoản 2 Điều 4, Quyết định số 65/2013/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai). "Tuy nhiên, theo các quy định như: Ngày 7/5/2015 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An. Ngày 23/5/2022, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND, Quy định quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước nội địa và các đảo trên hồ Trị An.

Ngày 28/4/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND bãi bỏ một phần quy định quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước nội địa và các đảo trên hồ Trị An đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương trong công tác phối hợp quản lý bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An, trong đó trách nhiệm quản lý vùng bán ngập thuộc chính quyền địa phương", ông Hùng cho biết thêm.

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Đảo Cao Minh bị người dân lấn chiếm làm du lịch nghỉ dưỡng.

Cũng theo ông Hùng, hành vi lấn chiếm đất vùng bán ngập hồ Trị An, đã vi phạm Luật Đất đai năm 2024, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều Theo quy định tại khoản 2, Điều 27; khoản 2, Điều 33 Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND, ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa và các đảo trên hồ Trị An.

Do Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn là đơn vị không có chức năng và quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về lấn chiếm đất vùng bán ngập hồ Trị An, nên khi phát hiện hành vi vi phạm, Hạt đã lập biên bản kiểm tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho UBND các cấp xử lý theo quy định, đặc biệt là các hành vi vi phạm sử dụng điện để khai thác thủy sản.

Theo đó, sau khi Báo Lao động Thủ đô phản ánh, Khu bảo tồn đã tiếp tục rà soát lại các trường hợp lấn chiếm lòng hồ Trị An và các đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng, trồng hoa màu… làm việc với chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng và Công ty Thủy điện Trị An để đề nghị xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất vùng bán ngập hồ Trị An, yêu cầu các đối tượng vi phạm trả lại hiện trạng ban đầu. Về vấn đề này, phóng viên đã đề nghị ông Hùng cung cấp danh sách các trường hợp vi phạm cũng như hồ sơ sai phạm ban đầu mà đơn vị đã chuyển cho các địa phương để xử lý thì ông Hùng cho biết, do đang trong quá trình xử lý nên chưa thể cung cấp.

Về vấn đề nuôi cá trên lòng hồ Trị An gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, theo ông Hùng về mặt nước trong lòng hồ do Khu bảo tồn quản lý, còn về các hộ dân do địa phương quản lý, hiện Khu bảo tồn cũng đang kết hợp với các địa phương để xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên cũng theo ông Hùng, đây là vấn đề liên quan đến an sinh xã hội nên vô cùng phức tạp, nhất là đối với các trường hợp không có chỗ ở ổn định, sinh sống trên lòng hồ Trị An từ lâu.

Trước đó, phóng viên Báo Lao động Thủ đô cũng đã có phiếu đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề xử lý các sai phạm mà báo phản ánh. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ phía UBND tỉnh Đồng Nai.

Vậy, đến bao giờ UBND tỉnh Đồng Nai mới có báo cáo kết quả các nội dung mà Báo Lao động Thủ đô đã phản ánh cho Thường trực tỉnh uỷ Đồng Nai như nội dung văn bản số 7909-CV/TU ngày 23/8 do ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã ký?

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

(LĐTĐ) Đêm qua 22/1, một loạt "ông lớn" của bóng đá châu Âu đã phải nhận thất bại cay đắng, khiến họ đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành mục tiêu vào Top 8 Champions League.
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức Hội thi “Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết”. Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ công đoàn cơ sở, đoàn viên và người lao động trên địa bàn quận.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Xem thêm
Phiên bản di động